CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 69

chính sách của nhà nước có thể đóng vai trò quan trọng nhưng tác động của nó
lên thành quả kinh tế không phải là điểm ‘riêng có của Nhật Bản’”. Xét theo
quan điểm này, MITI chỉ đóng vai trò hậu thuẫn chứ không phải là quyết định
đối với Phép màu.

[47]

Câu chuyện của Sony cho thấy sự nguy hiểm của việc gán cho MITI và các

chính sách công nghiệp của bộ này quá nhiều vai trò ảnh hưởng. Trong quá trình
theo đuổi công nghệ bán dẫn, Morita và Ibuka không tuân theo “hướng dẫn
hành chính” cũng như không hưởng ứng các khuyến khích cụ thể của MITI. Họ
nhìn thấy sự ứng dụng đa dạng trong tương lai của công nghệ bán dẫn và tìm ra
được một cách sở hữu công nghệ này mà không có sự nhúng tay của MITI. Vì
không nhận ra được tầm quan trọng của việc mà Sony đã làm nên MITI phản
đối sáng kiến của công ty này. Nhà kinh tế học chính trị Daniel Okimoto viết:
“Tình tiết này trái ngược với câu chuyện thần thoại về khả năng tiên đoán của
MITI”.

[48]

Trong suốt lịch sử phát triển của mình, Sony chưa bao giờ là một

phần trong hệ thống của MITI. Tuy công ty này có hưởng lợi từ một số chính
sách nhất định của MITI và Bộ Tài chính, chẳng hạn như chính sách thuế ưu đãi
đối với một vài sản phẩm ban đầu của Sony khiến cho những sản phẩm này có
mức giá dễ mua hơn đối với người tiêu dùng

[49]

nhưng doanh nghiệp của

Morita không hề nhận được bất kỳ một sự hỗ trợ tài chính “mục tiêu” nào,
chẳng hạn như các khoản cho vay được chỉ đạo phân bổ theo chính sách.

[50]

Vào giữa thập niên 50, Sony đã thỉnh cầu các quỹ của nhà nước tài trợ cho công
ty phát triển một sản phẩm đầu máy nhưng chính phủ đã thẳng thừng từ chối.

[51]

Nobuyuki Idei, cựu Giám đốc điều hành của Sony, khẳng định công ty đã

tồn tại theo kiểu “thị trường tự do ngay từ đầu”. Ông nói: “Tôi không nghĩ MITI
có quan tâm mạnh mẽ tới công ty Sony nói riêng hay ngành điện tử nói chung”.

[52]

Những người bênh vực MITI phản pháo bằng lập luận cho rằng hầu hết các

nhà kinh tế học quá sa đà một cách dễ dàng vào tư tưởng tự do kinh doanh đã lỗi
thời của Mỹ trong việc đề cao những nhân tố tạo nên Phép màu của Nhật Bản.
Họ cho rằng các nhà kinh tế học kinh điển đã quen với lối tư duy theo kiểu sự
can thiệp của nhà nước chẳng đem lại được điều gì ngoài việc làm rối thị
trường; rằng các nhà kinh tế học kinh điển không hiểu được một điều là chính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.