CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 70

sách của nhà nước có thể dẫn dắt và thúc đẩy các lực lượng thị trường. Theo phe
ủng hộ MITI, phiên bản chính sách công nghiệp của Nhật Bản đã lèo lái và đẩy
nhanh các hoạt động của thị trường chứ không hề thế chỗ cho những hoạt động
này. Nói theo thuật ngữ của các nhà kinh tế thì MITI đã theo đuổi những chính
sách “tuân theo thị trường” thay vì “bất chấp thị trường”. Nhà báo James
Fallows, một trong những người tán thành mạnh mẽ nhất “mô hình châu Á”, đã
khẳng định “bài học” rút ra từ sự thành công của mô hình có “liên quan đến sự
kết hợp giữa thị trường với công tác hoạch định nằm đằng sau sự phát triển hiện
đại của châu Á”. Bằng cách sử dụng chính sách của nhà nước để điều chỉnh thị
trường vận hành tốt hơn , Nhật Bản đã cười nhạo vào các nguyên lý truyền
thống của kinh tế học kinh điển và nền tảng của tư tưởng thị trường tự do của
Mỹ. Nói theo kiểu của Fallow thì Nhật Bản “đã tái phát minh ra các nguyên tắc
kinh tế học”.

[53]

Niềm tin cho rằng Nhật Bản đã sáng tạo ra một hình thức chủ nghĩa tư bản

khá thượng đẳng ngày càng trở nên lan rộng khi Phép màu của Nhật Bản diễn ra
nhanh chóng. Quan điểm kinh tế kinh điển về thành công của Nhật Bản đã bị gạt
sang một bên vì không còn phù hợp với thực tế mới của kinh tế học thế giới.
Tuy nhiên, tranh cãi xung quanh “mô hình châu Á” thì không bao giờ dịu đi.
Ngay cả những người tán thành cực lực nhất “mô hình châu Á” cũng không thể
lý giải được nguyên nhân thành công của các công ty giống như Sony. Fallows
cho rằng sự vươn lên tới vị trí nổi bật toàn cầu của Sony không phải do MITI
mà là do phong cách kinh doanh lỗi thời và luôn chống đối mạnh mẽ của công
ty này. Gọi Morita là “một doanh nhân gian hùng… nếu nhìn nhận đánh giá ông
với góc nhìn của một người Mỹ”, Fallow cho rằng Morita “đã xây dựng một
công ty tuyệt vời mà không ít thì nhiều cũng là của riêng ông ấy nếu cũng nhìn
nhận theo lối tư duy truyền thống của Mỹ”.

[54]

Suy cho cùng, có lẽ Nhật Bản

chẳng “tái phát minh” ra nguyên lý kinh tế nào cả.

***

MORITA “hết sức phấn khích và ngạc nhiên” khi cha mình mua về một chiếc

máy hát điện tử cho ngôi nhà lớn của gia đình ở Nagoya. Morita, khi đó còn là
một cậu học sinh trung học, vô cùng kinh ngạc trước âm thanh mà chiếc máy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.