CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 72

được nửa câu.

[56]

Thế nhưng, cả hai nhanh chóng trở thành bạn bè và vẫn giữ

tình bạn đó cho đến suốt đời. Trong kinh doanh, họ là một cặp bài trùng hoàn
hảo – Ibuka, một kỹ sư có đầu óc sáng tạo khác thường hiếm có bên cạnh
Morita, một thiên tài về marketing và nhận diện xu hướng khách hàng. Morita
đã từng có lần gọi sự kiện gặp gỡ Ibuka là bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời
của mình.

[57]

Sau chiến tranh, Ibuka khởi dựng một công ty mới ở Tokyo, ngay trên đống

đổ nát bị bỏ hoang và đã cháy thành tro của một cửa hàng bách hóa, nơi đã từng
là một phần trong khu phố phong lưu, sang trọng của thủ đô. Ông cố hoàn thiện
sản phẩm nồi nấu cơm tự động làm bằng một khung gỗ và một cuộn dây điện
nhưng chẳng bao giờ khiến nó hoạt động được chính xác. Sau đó, Ibuka thiết kế
một thiết bị gắn vào máy thu thanh thông thường để giúp máy bắt được tín hiệu
sóng ngắn. Nhiều người Nhật Bản đã làm bất cứ điều gì có thể để gìn giữ chiếc
đài của mình trong suốt chiến tranh –bởi chúng là nguồn chính cung cấp thông
tin mới – nên thiết bị gắn kèm của Ibuka bán rất chạy. Trong khi đó, Morita đã
mất liên lạc với Ibuka vào các giai đoạn sau của cuộc chiến. Ông chỉ tìm lại
được Ibuka sau khi đọc được một bài báo nói về công ty của bạn mình. Morita
viết cho Ibuka một lá thư ngỏ lời muốn giúp bạn vượt qua tình cảnh khó khăn và
thế là Morita hợp lực với Ibuka ở cái cửa hàng bách hóa đã bị cháy rụi.

[58]

Morita sau này hồi tưởng lại: “Hai chúng tôi nói về những giấc mơ của mình,
giấc mơ cao xa tới một chiếc xe hơi và xây dựng một công ty có cả thang máy”.

[59]

Morita và Ibuka cần phải có một sản phẩm mới mẻ. Khi đi thăm đài phát

thanh quốc gia của Nhật Bản vào năm 1949, Ibuka nhìn thấy chiếc máy ghi âm
đầu tiên trong đời mình, một chiếc máy kiểu Mỹ. Ibuka bị mê hoặc trước nó.
Ông và Morita quyết tâm làm ra một chiếc của riêng họ. Dù cả hai biết rất ít về
công nghệ chế tạo máy ghi âm nhưng điều đó gần như chẳng đủ sức ngăn cản
họ. Giáo sư Nhật Bản học John Nathan, người đã viết một công trình nghiên cứu
đáng tin cậy về Sony, gọi nỗ lực phát triển máy ghi âm sản xuất trong nước của
Morita và Ibuka là “một ví dụ tiêu biểu cho tài khéo léo và tinh thần quyết tâm,
những yếu tố là động lực lèo lái sự hồi phục của nước Nhật sau chiến tranh”.

[60]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.