đứng giữa 400 khách gần hàng mẫu “đinh” nhất của hàng trưng bày: chiếc ti vi
siêu nhỏ 5 inch mới sản xuất của Sony. Morita treo một lá cờ của Nhật Bản bên
ngoài gian hàng trưng bày và đó là lá cờ đầu tiên xuất hiện trên con phố này.
Sony và Nhật Bản đã chắc chắn trụ vững trên đất Mỹ.
***
“ÔNG SẼ LÀM GÌ nếu trở thành thủ tướng?” Thư ký của Hayato Ikeda hỏi
ông. Ikeda, lúc đó mới chỉ là một Bộ trưởng ở MITI, biết điều gì là quan trọng
nhất đối với Nhật Bản. “Chẳng phải vấn đề quan trọng nhất là chính sách kinh tế
sao?” Ikeda trả lời. “Tôi sẽ làm cho thu nhập quốc dân tăng gấp đôi”.
Năm
1960, Ikeda trở thành thủ tướng và, như ông đã hứa, triển khai một kế hoạch
nhằm mục tiêu tăng gấp đôi thu nhập quốc dân vào năm 1970.
Xét về mặt này, Ikeda đã đóng một vai trò chính trong sự thành công về kinh
tế của Nhật Bản sau chiến tranh. “Ikeda sẽ được nhớ đến với tư cách là người đã
thu hút mọi tầng lớp nhân dân Nhật đồng lòng hướng tới mục tiêu tăng trưởng
kinh tế, là người đã phấn đấu không ngừng để biến mục tiêu đó thành hiện
thực,” Nakamura nhận xét. Vì cống hiến hết mình cho sứ mệnh mở rộng kinh tế
mà Ikeda đã bị Tổng thống Pháp Charles de Gaulle tặng cho một biệt danh với
hàm ý chế giễu là “nhân viên kinh doanh đài bán dẫn”.
Là một cựu quan
chức MITI đồng thời một cựu bộ trưởng tài chính, Ikeda đã đấu tranh bảo vệ
nhiều nhân tố then chốt trong chính sách công nghiệp của Nhật Bản. Ikeda cũng
nổi tiếng với bản tính dám nói thẳng ý kiến của mình. Ông bị buộc phải từ chức
bộ trưởng MITI vào năm 1952 sau khi phát biểu không ngại ngần trước quốc
hội rằng “đối với tôi, chẳng có gì quan trọng nếu 5 hay 10 doanh nhân nhỏ buộc
phải tự sát” vì chương trình kinh tế năng động của chính phủ.
Thành tựu tột bực của Ikeda là Kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập quốc dân năm
1960. Tác động lớn nhất của nó có lẽ là lên tinh thần dân tộc. Thông qua việc
nâng cao lòng tin của người dân vào tương lai kinh tế Nhật Bản, kế hoạch này
đã ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của nền kinh tế. Trong một bài diễn văn
phát biểu năm 1964, Ikeda nói kế hoạch “đã đem lại cho quốc gia một sự tự
nhận thức và tự tin vào chính mình”.
Tiền đầu tư vào kinh doanh và mặt
bằng lương tăng lên. Sang đầu những năm 60, người tiêu dùng vốn dĩ quen với