và máy nghe nhạc như là vật dụng cá nhân. Tuy nhiên, vào năm 1955, khái niệm
đó vẫn chưa xuất hiện ở Mỹ.
Morita đã gặp một nhà điều hành của Bulova, một nhãn hiệu nổi tiếng thời
đó. Sau khi nghe Morita rao hàng, nhà điều hành nói với Morita: “Chúng tôi
chắc chắn muốn có một vài cái.” Ông ta đã đặt hàng 100.000 máy thu thanh.
Morita “choáng váng”. “Đó là một đơn đặt hàng không thể tin được,” Morita về
sau viết. “Nó đáng giá gấp vài lần tổng số vốn của công ty chúng tôi.” Tuy
nhiên, Bulova muốn để tên thương hiệu của mình trên sản phẩm chứ không phải
tên Sony. Vị điều hành của Bulova giải thích với Morita: “Không có một người
nào ở quốc gia này (Mỹ) từng nghe qua cái tên Sony.”
Đối với Morita, điều kiện này chẳng khác nào một sự phá vỡ hợp đồng. Ông
quyết tâm không để Sony trở thành một nhà cung cấp không tên không tuổi cho
các công ty khác, mà trái lại, Sony phải là một thương hiệu với đầy đủ quyền lợi
của riêng mình. Ông gửi điện tín về trụ sở của Sony tại Tokyo để hỏi ý kiến
trước khi đưa ra quyết định. Đồng nghiệp của ông trả lời ông nên chấp thuận
điều kiện của Bulova. Nội dung điện tín hồi đáp viết: “Quên cái tên đi, hãy nhận
đơn đặt hàng”. Đơn giản là vì đơn hàng quá lớn nên không thể bỏ qua.
Lịch sử chính thức của Sony cho biết Morita và ban quản trị (của Sony) đã
tranh cãi về lời đề nghị của Bulova suốt vài ngày. Cuối cùng Morita đã thuyết
phục được họ từ chối. Trong hồi ký của mình, Morita đã đề cập đến một cuộc
trao đổi chưa từng có tiền lệ. Rất có thể là Morita đã quay trở lại Bulova và từ
chối đơn hàng trong tâm thế chủ động của mình. Nhà điều hành Bulova bị sốc
nhưng Morita giải thích với ông ta rằng mình đang sở hữu một sản phẩm độc
đáo mang đến cho Sony một cơ hội có một không hai xây dựng thương hiệu của
riêng Sony. “50 năm nữa kể từ bây giờ,” Morita nói với nhà điều hành Bulova.
“Tôi dám hứa trước với ông rằng cái tên của chúng tôi sẽ nổi tiếng ngang với
tên của công ty ông hiện nay.” Ibuka cho Morita là ngu ngốc nhưng Morita về
sau khẳng định “đó là quyết định tốt nhất mà tôi đã từng đưa ra”.
Thay vào đó, Morita tự cam kết phải xây dựng việc kinh doanh của Sony tại
Mỹ một mình. Vào cuối thập niên 50, ông đi đi lại lại gần như con thoi giữa
Tokyo và New York. Morita viết: “Tôi bắt đầu cảm thấy rằng để thiết lập công