tiết kiệm hơn là chi tiêu mua sắm đã bắt đầu thoải mái vung tiền vào “ba tài sản
quý giá quan trọng” là ti vi, máy giặt và tủ lạnh và sau đó, cũng trong thập niên
60, là “bộ ba” xe hơi, ti vi màu và máy lạnh.
Nakamura nhận xét, nhờ có
chương trình của Ikeda, tầng lớp trung lưu Nhật Bản “bắt đầu cho rằng tốc độ
tăng trưởng nhanh và những thứ đi cùng với nó như thu nhập gia tăng, mức sống
nâng cao có thể coi là các yếu tố luôn luôn song hành”.
Khoảng năm 70, kế hoạch của Ikeda đã hoàn thành mục tiêu, thậm chí còn
vượt mục tiêu đề ra ban đầu. Ikeda đã đặt mục tiêu tổng sản lượng quốc gia
(GNP) đạt 26 nghìn tỉ Yên vào năm 1970 và thực tế là nền kinh tế tăng tới 40
nghìn tỉ Yên.
Thế giới bắt đầu nhận ra có một điều gì đó đặc biệt đang xảy ra
ở Nhật Bản, rằng Nhật Bản đã bắt kịp (các nước phát triển) với một mô hình
phát triển kinh tế hoàn toàn mới. Thành công của Nhật Bản “cũng cần phải được
coi như là tín hiệu báo trước triển vọng tương lai tươi sáng của các nước còn lại
ở châu Á và châu Phi,” Tạp chí Economist bình luận trong một cuộc khảo sát
năm 1962 về sức mạnh của các nền kinh tế. “Chúng ta có ở đây một trường hợp
điển cứu có ích đối với vấn đề được nói đến nhiều nhất nhưng giải quyết kém
hài lòng nhất tất cả mọi vướng mắc kinh tế, đó là làm cách nào để một quốc gia
trong tình trạng cực kỳ đói nghèo cuối cùng có thể bắt đầu thoát được cảnh bần
cùng thê thảm”.
Akio Morita nói với tạp chí Time : “Ngay khi Mỹ giúp Nhật Bản vươn lên từ
con số 0, tất cả chúng ta cần phải hợp sức cố gắng để làm sao có thêm nhiều
nước Nhật nữa ở những nơi khác trên thế giới”.
Cả phần còn lại của châu Á
đã học theo những bài học của Nhật Bản và áp dụng những học thuyết mới vào
thực tế để tạo ra nhiều Phép màu ở khắp khu vực.
Morita, Akio. Sản xuất tại Nhật Bản: Akio Morita và Sony. Với
Edwin M. Reingold và Mitsuko Shimomura. London: HarperCollins, 1994,
trang 2-4, 50, 52 và 69.
Bản dịch Bố cáo thành lập công ty có thể tìm đọc tại trang web của
Sony,
địa
chỉ