CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 97

Park cũng thực thi các biện pháp đảm bảo cộng đồng kinh doanh phải phụng

sự cho những lợi ích của chính phủ. Một tháng sau chính biến, chế độ của Park
thông qua Luật xử lý việc làm giàu bất hợp pháp, bộ luật cho phép Park bắt giữ
các doanh nhân lớn, những người đã trở nên giàu có dưới các chế độ cũ, như
“những kẻ đầu cơ trục lợi” và đe dọa bỏ tù họ, sung công tài sản của họ. Về sau,
Park gian hùng lại cởi trói cho hầu hết các doanh nhân khỏi hình phạt. Đáp lại,
họ phải trả món nợ cho nhà nước bằng cách đầu tư vào những ngành nghề mà
Park ưu tiên phát triển. Bốn tháng sau, Park thậm chí còn mở rộng tầm kiểm
soát của mình lên nền kinh tế nhiều hơn. Thay vì quản lý hệ thống ngân hàng
trực tiếp, giống như ở Nhật, Park quốc hữu hóa các ngân hàng của Hàn Quốc và
kiểm soát trực tiếp hoạt động cho vay của các ngân hàng này. Park và những
nhà kỹ trị của mình quyết định ngành nghề nào, dự án nào được vay vốn.

[37]

Những người nhận được sự hậu thuẫn như vậy chắc chắn phải là những nhà

xuất khẩu chủ chốt. Giống như những người đồng cấp Nhật Bản, Park vội vàng
lao ngay vào một chiến dịch xúc tiến xuất khẩu vì những lý do tương tự. Ở một
quốc gia dựa vào xuất khẩu, Park cần có ngoại hối để mua tư liệu sản xuất và
năng lượng cần thiết. Ông cũng muốn đặt nguồn viện trợ nước ngoài của Mỹ trở
lại vai trò là nguồn cung cấp đồng tiền mạnh chủ chốt cho đất nước. Park có lần
đã từng gọi xuất khẩu là “huyết mạch kinh tế”.

[38]

Bắt đầu vào năm 1964, chính

phủ đánh bạo đưa ra hàng loạt chính sách nhằm mục đích mở rộng xuất khẩu,
trong số đó có việc phá giá rồi sau đó là thả nổi đồng Won, tự do hóa cơ chế
xuất khẩu nghiêm ngặt của Hàn Quốc để tạo điều kiện cho các công ty Hàn
Quốc dễ dàng hơn trong việc đưa vào nước các loại máy móc, nguyên liệu thô
và những bộ phận cấu thành cần thiết để sản xuất phục vụ xuất khẩu. Tiếp đó,
sang năm 1965, chính phủ Hàn Quốc làm theo phong cách của MITI là “nhắm
tới” 13 loại ngành hàng mà họ xem là “những nhân tố chiến thắng” phục vụ cho
chương trình xúc tiến đặc biệt. Danh sách đó bao gồm những ngành nghề đòi
hỏi thâm dụng lao động, trong đó có sản xuất tơ tằm, vải sợi, cao su và máy thu
thanh. Đó là những ngành hàng mà các nhà kỹ trị của Park cho rằng Hàn Quốc
có lợi thế cạnh tranh đặc biệt nhờ vào lực lượng lao động dồi dào, chăm chỉ và
có giá rẻ của mình. Các công ty hoạt động trong những lĩnh vực này được
hưởng nhiều đặc quyền từ phía chính phủ chẳng hạn như được vay vốn với lãi
suất shấp, được cho nợ thuế đánh vào thu nhập có nguồn gốc từ xuất khẩu, được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.