Bọn con nít 1, 2 tuổi lờ đờ thuốc ngủ được đem cho thuê, nằm trên tay
mấy đưa lớn hơn ở ngã tư đèn xanh, đỏ dưới cái nóng 40 độ đổ lửa mướt
mồ hôi, mục đích nhận vài ngàn bạc bố thí từ người đi đường qua lại.
Có lần rộ lên chuyện bà mẹ già cõng con tật nguyền đứng xin ăn ở ngã
tư, hay ông già bán me bên vệ đường. Người ta chưa kịp thương thì đã đùng
đùng giận vì có người bảo họ chỉ là lừa gạt miếng cơm manh áo hàng ngày.
Hay mấy ngày nay râm ran vụ mấy đứa nhóc nhờ quá giang xe, chở về
nhà, đùng ra là cả ổ trấn lột, cướp xe người khác. Tin hay không thì cũng
còn tùy, nhưng ắt hẳn lòng người ta cũng dợn lên hoài nghi, đắn đo.
Người ta nói dân Sài Gòn vô cảm, dửng dưng với nỗi đau của đồng
loại… Nhưng nhìn lại, để vô cảm như Sài Gòn, cũng là kết quả của những
lúc niềm tin bị chà đạp dưới gót giày mưu sinh tàn nhẫn.
Nhưng cũng chẳng phải vì vậy mà Sài Gòn không còn điều tốt. Người ta
vẫn cứ yêu thương, cho đi mà chẳng mong hồi khứ.
Như chạy xe mấy ngày nóng đổ lửa sôi dầu, thấy bên lề đường thùng trà
đá với mấy cái ly ghi rõ, “Nước đá miễn phí”. Bản thân cũng khát khô,
muốn dừng lại uống nhưng thôi.
Nghĩ, mình khát bỏ 10 ngàn ra mua chai trà xanh được, để dành nước đó
cho mấy người bán vé số đi bộ lầm lũi giữa trưa có lý hơn.
Cũng ở cái đất Sài Gòn, người ta có thể đi xe tay ga sang trọng, xài điện
thoại đắt tiền, nhưng hàng tháng vẫn cố nài nỉ chủ nhà cho nợ thêm vài
ngày tiền.
Hay người ta có thể bỏ lại tiền thừa đến hai, ba chục ngàn cho người
phục vụ quán café để tỏ ra mình là người lịch sự, nhưng sẵn sàng ngửa tay