CHẾT Ở VENICE - Trang 6

công phá mãnh liệt của tình yêu, khi mù quáng lao theo dục vọng đã hủy
diệt cả một cuộc đời nền nếp, một sự nghiệp tưởng chừng vững như bàn
thạch. Câu chuyện được kể với nhiều ẩn dụ, giàu hình ảnh và tính nhạc, kết
cấu rành mạch với năm chương sách như năm màn của một vở bi kịch cổ
điển: chương một dẫn dắt vào đề, chương hai giới thiệu nhân vật chính;
chương ba giới thiệu bối cảnh xảy ra sự việc, chương bốn diễn biến sự việc
và chương năm đạt đến cao trào với kết cục bi thương. Tác giả cho ta làm
quen với một Aschenbach đạo cao đức trọng, đã đạt tới tột đỉnh vinh quang,
có những sáng tác "chính thống" và "mô phạm" được đưa vào sách giáo
khoa để giáo dục thanh thiếu niên. Ngôn ngữ trang trọng với "phong cách
bậc thầy" được nhấn mạnh một cách cố ý, để sau đó dần dần càng làm nổi
bật từng bước sa ngã của Aschenbach, đánh mất phẩm giá, trở nên lố bịch
và vô liêm sỉ. Chắc chắn tác giả có nhiều mối tương đồng với nhân vật
chính, tiểu sử Thomas Mann có rất nhiều điểm trùng hợp với cuộc đời
Aschenbach, nội dung tác phẩm cũng là mối ưu tư của tác giả, diễn giải nội
tâm Aschenbach cũng là cách ông giải quyết xung đột giữa tư tưởng thị dân
tiểu tư sản và nhân sinh quan nghệ thuật của chính mình. Nhưng Thomas
mann không phải là Aschenbach. Có một điều khác biệt căn bản, mấu chốt
của vấn đề, đó là sau mấy ngày nghỉ ngơi trên đảo Lido. Thomas Mannđã
trở về với công việc sáng tác, với "cuộc vật lộn hằng ngày". Ông chỉ để trí
tưởng tượng tiếp tục bay bổng tìm cách trả lời câu hỏi, nếu nhà văn buông
thả theo cảm xúc, lơ là nghĩa vụ và trách nhiệm, thì kết cục sẽ ra sao? Ông
nhìn thấy kết cục thảm hại của Aschenbach, ông biết cách giữ mình không
để rơi vào kết cục như thế, nhưng lòng ông vẫn day dứt không yên vì ông
biết mình đã phải đánhnh đổi những gì.

Như vậy Chết ở Venice là sự tiếp nối những tác phẩm trước của

Thomas Mann, cũng như Hanno trong Gia đình Buddenbrook (1901),
Spinell trong Tristan (1903) và Tonio Kröger trong tác phẩm cùng tên
(1903), nhân vật Aschenbach bị giằng xé trong mối xung đột nội tâm giữa
nghệ thuật và cuộc sống. Bằng những hình tượng này, Thomas Mann đã
đưa cuộc đời nghệ sĩ của mình ra mổ xẻ, cuộc đời "một thường dân lạc lối
vào nghệ thuật, một lãng tử giang hồ luôn hoài vọng mái ấm gia đình, một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.