Như đã nói, câu văn tôi viết không có chỗ nào là không hay. Những
câu văn ấy của tôi thể hiện sự suy tư sâu sắc của một đứa trẻ chưa thành
niên đối với cuộc sống. Tôi đã nhiệt liệt hưởng ứng đúng với câu nói của
thủ tướng Chu Ân Lai “Vì Trung Quốc quật khởi, chúng ta cần phải học”.
Hay người ta cũng thường nói “Nếu bạn không đi học thì sẽ bị gả cho nhà
lão Trịnh bán thịt heo.”
Cô Cung liếc mắt nhìn bài làm của tôi, thở dài: “ Haiz, em xem tiếp từ
“Khiêm tốn” này.”
Tôi tiếp tục liếc mắt nhìn câu văn của Đỗ Dực, cậu ta viết: “Làm
người phải khiêm tốn, khi được người khác khen ngợi thì không nên kiêu
ngạo.” Tôi nghĩ không phải cậu ta nhìn trộm bài làm của tôi nên mới cố ý
viết vậy đấy chứ? Thưa cô, cậu ta chép bài của em! Mặc dù đã sửa lại rất
nhiều từ nhưng đại khái vẫn là cậu ta chép bài của em!
Cô Cung cầm bài làm của tôi lên xem, bộ dạng như khóc không ra
nước mắt, nói: “Sao em có thể viết ra một câu như thế này cơ chứ: Ngày
hôm qua, mẹ khen tôi đẹp, tôi không thừa nhận, kết quả là tôi bị mẹ đánh,
còn mắng tôi quá khiêm tốn.”
Tôi cầm bài kiểm tra cúi đầu ủ rũ về phòng học, còn bài của Đỗ Dực
thì được cô Cung dán lên bảng để mấy em khóa sau học hỏi. Thứ hai có
buổi họp phụ huynh. Lúc về nhà, tôi bị mẹ mắng học mà không tiếp thu
được, trong khi đó bài kiểm tra của Đỗ Dực nhà người ta ở đối diện lại là
bài mẫu để các bạn học hỏi, làm mẹ mất mặt với dì Đỗ. Tôi im lặng lấy bài
kiểm tra ra đưa cho mẹ. Mẹ tôi xem mà sắc mặt hết trắng lại xanh, cuối
cùng đem bài làm của tôi kẹp vào giáo trình của ba, đợi ba về nhà xem.
Ba tôi là giáo viên môn Anh của một trường sơ trung. Lúc ba về, mẹ
tôi nhắc ba xem bài kiểm tra của tôi. Ba gật đầu, rồi lại quên mất. Ngày
hôm sau, ba đem giáo trình đi dạy, tan trường thì đến đám tang của một
đồng nghiệp. Lúc tìm cây bút máy trong túi công văn để ký tên, một điều