SQVID: một bài học thực tế về ứng dụng của hình dung
175
Theo Missy, “Là những người thiết kế các thiết bị đo đạc,
thử thách lớn nhất của chúng tôi là quyết định xem
không nên
thể hiện những thông tin nào, và làm sao để “dụ” cho mọi
người nắm được những điều chúng tôi muốn họ nhìn thấy
nhất. Chúng tôi làm việc này qua phương pháp tối ưu hóa thiết
bị đa biến. Đó là một cách miêu tả bóng bẩy của quá trình sắp
xếp các dữ liệu đầu vào dạng số cùng với nhau để tạo ra một
màn hình hiển thị duy nhất, dễ dàng tiếp thu.” Nói cách khác,
khó khăn của Missy là tìm ra một phương pháp có liên quan
tới thị giác để kết hợp hai phong cách bay: dựa trên cảm giác
chỗ ngồi và dựa trên con số.
Mặc dù các phi hành gia Apollo ở kỷ nguyên 1960 phải liên
lục lướt mắt qua rất nhiều các thiết bị đo đạc để nhận thức
được tình hình, thiết kế VAVI (Chỉ số Độ cao theo chiều
thẳng đứng và Vận tốc) của nhóm Missy lại nhắm tới mục tiêu
cung cấp các tín hiệu thị giác tức thì, vừa chính xác về con số
vừa truyền tải được thông tin trực tiếp. Giải pháp của cô là
một thiết bị hoàn toàn mới với “kim dịch chuyển” nhằm giúp
các phi hành gia
cảm nhận được bằng mắt mình đang đi lên hay
xuống, đồng thời hiển thị những con số quan trọng để các phi
công biết chính xác vị trí và tốc độ của mình.
Nhóm của cô đã thử nghiệm thành công VAVI trên chiếc
phản lực Harrier của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, và đang kỳ
vọng đưa được nó ra thị trường thương mại của ngành hàng
không. Thậm chí nếu còn lâu nữa NASA mới lên lại mặt trăng,
Missy vẫn rất hài lòng với những gì cô và nhóm của mình đã