CHỈ LÀ CHUYỆN THƯỜNG TÌNH - Trang 14

đầy những dấu gạch chéo đỏ chót, một mình trốn vào vườn trèo lên cây,
giấu mình trong đám lá cây rậm rạp, cảm giác thật an toàn.

Nhưng dù có trốn kỹ đến thế nào, cuối cùng cũng vẫn phải trở về nhà.

Những lời trách móc của mẹ không những không giảm bớt mà còn thậm
tệhơn. Người mẹ với bản tính hiếu thắng, nhìn thấy bản thành tích của cô,
không nói không rằng cho ngay cái bạt tai, rồi còn phạt cô quỳ trên bàn giặt
quần áo(1). Người cha hiền lành dường như cũng bó tay với cô, ông không
mắng cũng không đánh, chỉ thở dài an ủi mẹ cô: “Cha mẹ snh con trời sinh
tính, có đứa thếnày đứa thế kia, âu cũng là số mệnh”.

“Đứa kia” không ai khác là chị Triều Nhan, học trên Tịch Nhan một

lớp, là học trò cưng trường điểm của thành phố, là “tài năng thiên
bẩm”trong mắt thầy cô, đại diện cho trường đi tham gia nhiều cuộc thi khác
nhau, được xưng là “hoa khôi khối trung học cơ sở thành phố C”, tài mạo
song toàn.

Đối với chị Triều Nhan, Tịch Nhan chưa bao giờ cảm thấyđố kị. Bởi

một thứ khi đã hoàn mỹ tới đỉnh điểm của nó, lúc đó cảm giác nó đem lại
cho người khác , chỉ là sự ngưỡng mộ, chứ không phải là đố kị.

Nếu nói Triều Nhan là người ai ai cũng yêu mến, là đoá mẫu đơn xinh

đẹp kiều diễm, thì Tịch Nhan, như chính cái tên của cô, là bông hoa hồ lô
không chút bắt mắt, sống cô đơn trong góc tối âm u, cằn cỗi.

Tô Hàng mười bốn tuổi, như một chùm ánh sáng, chiếu rọi vào thế

giới tối tăm u ám của cô, đem đến cho cô những hơi ấm đầu tiên của cuộc
sống.

(1) Dụng cụ giặt đồ ngày xưa làm bằng gỗ, trên có các rãnh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.