Lúc ông nội Tịch Nhan còn sống, ông cực kì yêu thương cô. Kể cả khi
cô ngang bướng nghịch ngợm, học hành đứng đội sổ. Dạo ấy, sự nghiệp
của ông bắt đầu khởi sắc, bao tâm sức dồn cả vào công việc, việc giáo dục
hai cô con gái giao cả cho vợ. Mà bà Đỗ tính tình nóng nảy, vì bảng thành
tích lẹt đẹt của Tịch Nhan mà đâm ra bực dọc, không ngớt quát mắng. Tối
tối trở về nhà, ông thường thấy những dấu tay hằn trên má Tịch Nhan, sưng
đỏ cả lên, nhìn mà đau lòng. Mà con bé này cũng rất bướng bỉnh, bị đánh
cũng không khóc, chỉ ngày cành lầm lì ít nói hơn.
Có lần, ông nội Tịch Nhan từ quê lên thăm, vô tình phát hiện ra dấu
tích của những trận đòn, liền giận tím mặt, tay nâng mặt đứa cháu tội
nghiệp, vội vàng hỏi: "Tiểu Tịch, mẹ cháu lại đánh cháu sao?" Tịch Nhan
mắt ngấn lệ, lao vào lòng ông nội, khóc không biết trời đất gì nữa. Ông nội
cũng nước mắt lã chã, vừa lau nước mắt cho cháu, vừa nựng dỗ cháu: "Đi,
đi về quê với ông!"
Ông Đỗ từ cơ quan về, hết lời khuyên can mới làm nguôi bớt cơn giận
của bố. Ông nội thở dài: "Con bé Tiểu Tịch tư chất không hề kém cỏi,
thông minh lanh lợi, trong sáng lương thiện, chỉ cần biết cách dạy dỗ, nhất
định rất có tương lai".
Lúc ấy, ông có phần hoài nghi. Ai mà có thể tưởng tượng được rằng,
sau này Tịch Nhan không chỉ thi đỗ đại học, mà còn trở thành cô giáo dạy
dỗ người khác. Cô nhóc nghịch ngợm khiến bố mẹ đau đầu ngày nào, lớn
lên lại thành người chừng mực khuôn phép. Trong trường thì hòa nhã với
đồng nghiệp, khiêm tốn cẩn thận, với công việc thì chăm chỉ thật thà, thành
tích nổi trội. Học sinh trò nào trò nấy ngoan ngoãn vâng lời, các bậc phụ
huynh thì tranh nhau muốn gửi gắm con em mình vào lớp của cô. Chưa đầy
bốn năm, cô đã trở thành cô giá trẻ được biết đến nhiều nhất ở thành phố C,
liên tục hai năm liền được bầu là chủ nhiệm ưu tú.
Cho nên, tuy Triều Nhan xuất sắc, nhưng Tịch Nhan cũng không thua
kém gì, chỉ có điều một người thì ngoài sáng, còn một người lặng lẽ trong