CHỈ NHỚ NGƯỜI THÔI ĐỦ HẾT ĐỜI - Trang 105

“Cuối tuần, với chiếc áo của nhà tu, tôi thường lái xe xuống núi Châu Thới,
ở đó qua đêm, hay nguyên một cuối tuần, trước khi trở ngược về Saigon...”

Tôi không biết ám ảnh về cái chết của người bạn đời đầu tiên trong đời
mình, có đeo đẳng họ Phạm tới ngày hôm nay hay không? Nhưng hiển
nhiên, ám ảnh về cái mà ông nhấn mạnh nhiều lần với chúng tôi là “Mối
nhục của một người Việt Nam trước sự cai trị của thực dân Pháp!”.

Ám ảnh này, như đã trình bầy, bắt nguồn sâu xa từ nhiều danh sĩ, tiền bối
thuộc dòng họ Phạm của họa sĩ Phạm Tăng đã bị chính quyền Pháp sát hại
hoặc bức tử... đã như những chiếc bóng bất hạnh đeo đẳng ông cho đến
hôm nay.

Ở lãnh vực Văn học Nghệ thuật, họ Phạm cũng nhấn mạnh nhiều lần với
chúng tôi rằng:

“Người Pháp cũng không coi trọng văn hóa của chúng ta! Cụ thể, ở lãnh
vực hội họa, họ cũng không muốn mở trường đào tạo họa sĩ cho người Việt
Nam. Đầu thập niên 1900, rõ hơn, năm 1901, họ mới mở trường Bá Nghệ ở
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đến năm 1903, họ mở trường Mỹ nghệ
Thực hành ở Biên Hòa và, 1913, là trường Mỹ thuật Gia Định - - Năm 1940
đổi tên thành trường Mỹ nghệ Thực hành Gia Định... Nhưng dù trường tên
gì chăng nữa thì họ cũng chỉ nhằm mục đích đào tạo những người thợ thủ
công, để đáp ứng nhu cầu thủ công nghệ của nước Pháp mà thôi...”

Khi đề cập tới trường Mỹ thuật Đông Dương (École Supérieure des Beaux
– Arts de l’Indochine), là trường hội họa mà sau này, họa sĩ Phạm Tăng có
thời gian theo học, ông cũng nhấn mạnh:

“Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập từ tháng 10 năm 1924, bởi
họa sĩ Vitor Tardieu. Nhưng phải mất nhiều năm vận động mạnh mẽ, miệt
mài của ông Tardieu, trường này mới có cơ hội chào đời!”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.