CHỈ NHỚ NGƯỜI THÔI ĐỦ HẾT ĐỜI - Trang 103

Vẫn theo họ Phạm thì, dù bên trong hay ngoài, “nhịp sống” kia vẫn chi phối
tất cả. Nếu thể hiện nó lên tranh thì, nó sẽ tác động tới những hình thể đã
được kết tụ do tổ hợp các tế bào, khiến cho những hình thể đó trở nên sống
động.

“Như vậy có thể nói tranh không còn là phản ảnh của thực tại, cũng không
còn dấu vết gì gợi nhớ đến những cái thường thấy, mặc dù nguồn cội thâm
sâu của nó vẫn xuất nguyên từ tạo vật”. Chủ nhân sáng tạo những tổ hợp tế-
bào trong tranh, khẳng định.

Tuy nhiên, trước khi kết thúc phần quan niệm hay, nỗ lực khai phá con
đường riêng của mình, họa sĩ Phạm Tăng kết luận:

“... Theo ý tôi, những sự giảng giải trình bầy kia thực là vô ích. Giả sử có
ích lợi chút nào thì chỉ cho riêng tôi để có thể nhìn lại chính mình, xếp đặt
mọi sự trong tôi có trật tự hơn. Ngoài ra đối với người xem không có chi là
quan hệ. Tại sao vậy? Tôi xin trả lời ngay: Tại cái hồn tranh. Nếu tranh có
hồn như một vật thể sinh động thì tự nó hấp dẫn người xem. Giữa người
xem và nó có sự thông cảm trực tiếp, không cần phải có kẻ đứng sau nó mà
giảng giải. Nếu tranh không có hồn thì dù có giảng giải bằng thiên kinh vạn
quyển nó cũng không thể sống được, và như thế cùng lắm cũng chỉ có thể
vứt tranh vào đống rác hoặc trong một bảo tàng viện nào đó để cho nhện
chăng mà thôi!”

[5]

Tôi vẫn nghĩ, một tài năng ngoại khổ thường có những bi kịch và, ám ảnh
một đời của riêng họ.

Bi kịch và ám ảnh sẽ là những đôi cánh đưa tài năng thiên bẩm của họ lên
tới đỉnh cao, hoặc sẽ nhận chìm họ xuống tận cùng đất đen, hiểu theo nghĩa
đó là một bất hạnh của định mệnh cay nghiệt.

Danh họa Phạm Tăng, ở trường hợp thứ nhất.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.