CHỈ NHỚ NGƯỜI THÔI ĐỦ HẾT ĐỜI - Trang 106

Cũng vì những ám ảnh hay “mối nhục” của mình mà, người bạn đời chính
thức thứ hai của họ Phạm – Một thiếu nữ người Ý, sau khi sinh được cho
ông một người con gái, qua đời vì bạo bệnh, khiến ông có một thời gian khá
dài, chấm dứt mọi hoạt động nghệ thuật, cũng như mọi giao tiếp xã hội...

Mãi nhiều năm sau, để nguôi ngoai phần nào nỗi nhớ quê hương, đồng
bào..., đồng thời cũng để chấm dứt nhiều năm sống lạc lõng, lẻ loi ở Ý, họ
Phạm đã chọn cho mình người bạn đời thứ ba, một phụ nữ gốc Việt, quốc
tịch Pháp, cũng thuộc một gia đình thế giá từ trước tháng 4-1975, ở Paris...
Ông đã rời bỏ nước Ý để tạm cư tại Pháp. Nhưng vì không thể quên mối
hận thực dân Pháp, nên tới hôm nay, ông vẫn không chịu nhập tịch Pháp,
quốc gia mà ông cho đó là kẻ thù chung của dân tộc Việt.

Ông tâm sự:

“Càng lớn tuổi, sức chịu đựng cô quạnh càng kém đi. Trong khi nhu cầu
muốn được sống gần với tập thể của dân tộc mình càng gia tăng, nên tôi
buộc lòng phải chọn Paris, cho những năm tháng cuối của đời mình...”

Cảm nghĩ trên của danh họa sĩ Phạm Tăng cho thấy, bất cứ ai, dù với một
định mệnh bình thường hay, chói lòa giữa quảng trường hội họa thế giới,
như họ Phạm thì, nhu cầu tìm về với đồng hương máu mủ, với ruột thịt
nguồn cội, vẫn là một nhu cầu thiêng liêng không thể phủ nhận.

Để kết luận bài viết này, chúng tôi xin mượn bốn câu thơ của chính danh
họa Phạm Tăng, ghi dưới bức thư gửi cho tạp chí Bách Khoa, Saigon, cách
đây hơn 40 năm:

“Múa bút vườn hoang, vẽ láo chơi!

Xôn xao sỏi đá nói nên lời!

Đỏ, xanh xáo trộn hồn cây cỏ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.