nhớ Đăng Khánh tuyệt vời.” Người bạn nhỏ ngồi cạnh tôi, cảm động,
nghiêng qua, nói, cuộc tình đẹp và lãng mạn quá phải không anh?
Giữa lúc dòng sông ký ức của Đăng Khánh còn đang dạt dào tiếng phong
linh, vẳng lại từ quá khứ thì, một người bạn khác, bất ngờ xuất hiện... Nhập
vào dòng chảy của những lượng nước ngạt ngào hương ký ức bị khựng lại...
(Trong một thư riêng cho tôi, khi đã về tới Houston, bạn tôi nói, sẽ trở lại
nơi này, để tiếp tục nói về chiếc cặp táp của Phương Hoa, thời mới lớn).
Sau đấy, tác giả “Trường Sa Hành” nối mạch. Ông kể lại những kỷ niệm,
cho thấy cung cách ứng xử, tương quan bằng hữu rất mực tử tế, đẹp đẽ của
nhiều thế hệ nhà thơ, cùng sống trong một giai đoạn. Giai đoạn hai mươi
năm văn học miền Nam... Mỗi mẩu chuyện kể lại của các bạn tôi, đều khiến
người bạn trẻ ngồi cạnh tôi, bị khích động. Chốc chốc, người bạn trẻ lại
nghiêng đầu, nói nhỏ với tôi, về sự thiếu may mắn của thế hệ cô. Qua tất cả
những nghiêng đầu ấy, tôi không nghe được một tiếng phong linh ngân nga
niềm vui nào! Ngược lại! Tuồng chúng khảm đục nỗi buồn!
Người bạn trẻ của tôi trưởng thành, bước vào quảng trường chữ, nghĩa với
đôi mắt ngơ ngác, thất thần và, một trái tim cớm nắng, khô chát hôm nay,
sau nhiều năm, tháng xứ người!
Tôi rất muốn nói với cô rằng, sinh hoạt văn học, nghệ thuật hai mươi năm
miền Nam, không chỉ toàn mầu hồng. Nó cũng có những mảng xám. Thậm
chí đen. Tối. Hai mươi năm đã qua kia, trong hàng ngũ của những người
sáng tác, cũng không thiếu những kẻ vô lại, tỵ hiềm, đố kỵ, núp trong hẻm
tối, bịt mặt, ra tay phóng ám khí...
Trong sân chơi văn chương thuở đó, cũng không thiếu những kẻ lừa thầy,
phản bạn. Những âm mưu, thủ đoạn, lật lọng để ngoi lên, giành giựt bả vinh
quang, tiền bạc... Tuy nhiên, thời chúng tôi cũng rất rạch ròi. Khi phát hiện