“Ngày xưa, em mơ ước làm một phụ nữ giàu có, quý phái và thượng lưu.
Nên thật lòng, khi có tiền em sưu tầm rất nhiều sách về lâu đài, nhà đẹp! Ăn
thế nào cho sang. Mặc quần áo sao cho đẹp, cho ra một “high-class Lady”...
cho thỏa ước mong... Anh đừng cười em nha...
“Cho đến một ngày đủ duyên lành, em đã gặp được Hòa thượng, Thiền sư
Thích Thanh Từ, người Ân sư của em; người đã cho em biết thông qua
Giáo Pháp của Đức Phật: Thân cũng là tạm ở cõi ta bà này, tất cả những mơ
ước trên của em cũng là huyễn ảo, giả tạm. Chúng sanh đang rất khổ, cần có
những lời nhắc nhở: tham, sân, si là nguồn gốc của đau khổ, là ba con rắn
độc...
“Như những bác sỹ tâm lý đang trị bệnh cho bệnh nhân, đạo đức xã hội mỗi
ngày một suy đồi, cần có một ngôi trường dạy đạo đức. Nên ước mơ làm
người giàu có, quý phái của em không còn nữa.
“Vì thế, em đã cung hiến cho Hòa thượng 11,5ha đất và tiền xây dựng tổng
cộng khoảng gần 10 triệu USD để xây dựng ngôi Tam Bảo có tên là Thiền
viện Trúc Lâm Trí Đức...”
Điều khiến tôi quý trọng và cảm động hơn nữa, khi Kim Lưu nhấn mạnh:
“Tiền em kiếm được từ đám đông, từ chúng sinh, cho nên, em nghĩ em nên
trả lại cho chúng sinh. Và chính vì thế mà em không lưu một chút dấu vết,
hay tên tuổi nào, ở Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức. Em chỉ xin lại một tịnh
thất để ngày già có nơi tu tập và nương náu...”
Cùng là phận nữ nhi, nhưng Trương Thị Chanh và Huỳnh Kim Lưu lại là
hai hình ảnh trái ngược! Nó như hai mặt của đồng tiền định mệnh.
Nếu Huỳnh Kim Lưu từng ngày vẫn nghe được tiếng chuông buông xả, giải
thoát từ Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức vọng về... Thì, ở một nơi chốn khác,
Trương Thị Chanh lại nghe được những hồi chuông tự thân, vun trồng ý