niệm sớm quên đi, những gì có nơi trái tim, đã lâu rồi, để không còn gió,
bão.
Tôi biết, T. quý trọng tâm nguyện một đời theo gương các Bồ tát, chọn con
đường bố thí của Kim Lưu, bao nhiêu thì, T. cũng buồn bấy nhiêu cho
người bạn thời mới lớn của mình.
Kể từ ngày về lại nhà, tôi không có dịp nói chuyện với T. về hai cảnh đời:
Một núi cao, đỉnh ngọn; một đáy cùng, vực sâu...
Tôi nghĩ, nếu có cơ hội, tôi sẽ nói với T., không phải để an ủi mà để T. chấp
nhận thực tế:
“Ở mặt nào của đời sống thì, cuối cùng vẫn là những gì còn sót lại... Như
thực tế ngày qua, đời sống đã cho T. gặp lại Chanh. Cho T. sống thời trẻ dại
nơi sân trường của mình. ‘Trước khi mọi chuyện sẽ trở thành quá muộn’. ”
Để chấm dứt bài viết, tôi muốn dùng một số câu lục bát đẹp, tới nao lòng
của Miên Di, như một phần Pleiku, còn sót lại:
“con sông hỏi chuyện con đường
quanh co với những vết thương ổ gà
– cuối đường có biển không ta?
– biển của bọn tớ chính là bùng binh.”
“đười ươi lặng lẽ ngắm chiều
nỗi buồn tiến hóa thành điều quạnh hiu”
Và: