CHỈ NHỚ NGƯỜI THÔI ĐỦ HẾT ĐỜI - Trang 154

Ai cũng chết mà thôi!

Kẻ trước người sau lao vào giặc

Giữ vững ngàn thu một giống nòi”...

(Hoàng Cầm, “Đêm liên hoan”)

Tất cả vẫn là những câu hỏi, không cho một mà, hết thẩy mọi người. Tất cả
vẫn là những câu trả lời, không của một mà, hết thẩy dân tộc.

Cả bài thơ được xây dựng trên một cuộc đối thoại phương cương, không chỉ
giữa hai nhân vật mà, giữa nhiều nhân vật. Những nhân vật cùng đi ngược
cơn bão nô lệ, để làm nên những trang sử độc lập mới.

Nhìn lại lịch sử thi ca Việt Nam từ thời thơ chữ Hán, chữ Nôm tới thời thơ
Tiền chiến, nếu không kể những tiểu thuyết văn xuôi (mà chúng ta quen gọi
là tác phẩm cổ điển văn vần) thì, chúng ta có rất ít hình thái “đối thoại”
trong thơ.

Ở bài thơ này, về phương diện cấu trúc, loạt “đối thoại” tôi vừa nêu ra, là
xương sống hay, cột chống nâng, dựng toàn bộ bài thơ, ngẩng mặt, ngạo
nghễ đứng lên.

Trong một bài thơ khác, bài “Lá diêu bông”, tác giả “Đêm liên hoan” cũng
sử dụng hình thái “đối thoại” vốn là điểm mạnh của ông.

Ở bài thơ này, mặc dù chúng không giữ vai trò “xương sống” hay “cột
chống” nhưng, vẫn cần thiết, như những đáp số cụ thể, cho những ẩn số vốn
huyễn tưởng là chân dung của bài thơ ấy.

(Có người ghi nhận rằng, nhà thơ Hoàng Cầm viết bài “Lá diêu bông” từ
năm 1959, nhưng mãi nhiều năm sau, những người yêu thơ ông mới biết
tới, nhờ sự “hiểu lầm” rồi dẫn tới việc phổ nhạc của nhạc sĩ Trần Tiến...)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.