CHỈ NHỚ NGƯỜI THÔI ĐỦ HẾT ĐỜI - Trang 155

Vỏn vẹn có 25 câu, không là những đối thoại trực tiếp; nhưng qua những
cụm từ ám thị, như: “Chị bảo – Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông...” Hay:
“Chị chau mày – Đâu phải Lá Diêu Bông...” Hoặc nữa: “Chị lắc đầu –
Trông nắng vãn bên sông”

[2]

... thì, hình thái đối thoại gián cách này, vẫn

cho thấy phần nào đặc tính thơ Hoàng Cầm vậy.

Tóm lại, với cá nhân tôi, bài “Đêm liên hoan” của Hoàng Cầm, đã san bằng
được khoảng cách giữa độc giả với chữ, nghĩa, tư tưởng... của tác giả.

Cũng như bài “Bên kia sông Đuống”, hồn tính thi ca Hoàng Cầm nơi bài
thơ vừa kể, tuồng đã nối, nhập được hồn tính thiêng liêng giữa người chết
vào kẻ sống...

Nên, nó như ngọn cờ chung. Không đảng phái. Không chủ nghĩa. Không
sắc mầu xanh, đỏ. Nó mang tính “duy nhất một ngọn cờ Tổ quốc”!

Buớc qua lãnh vực truyền bá thi ca thì chúng ta đừng quên rằng, tới cuối
thập 1940, trong vùng kháng chiến, sự phổ biến một bài thơ là điều thậm
khó khăn. Nó càng khó khăn hơn nữa, khi đó lại là những bài thơ dài hàng
trăm câu!

Vậy mà, thơ Hoàng Cầm ở giai đoạn này, vẫn được những người đi kháng
chiến chép tay. Và thuộc lòng.

Ở giai đoạn này, người ta cũng ghi nhận được sự kiện tương tự với một số
thơ của Quang Dũng, Hữu Loan...

Nhưng, nếu thơ của Quang Dũng mang nhiều tâm sự cá nhân liên quan tới
sinh quán hoặc Hà Nội, nơi ông vừa từ bỏ; và Hữu Loan với “Mầu tím hoa
sim”, là một chuyện tình cảm động, đau đáu nỗi niềm tử biệt, sinh ly thì,
“Đêm liên hoan” hay “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm, lại là những
bài thơ được lóng sạch tính cá nhân. Nó không có một chút nhân thân
Hoàng Cầm, cá biệt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.