Boston. Đêm. Trong Ký Ức
Tôi mới đọc lại bài “Trăng Randolph và Trung thu xứ người” của Trần Thu
Miên, một giáo sư ở Boston. Bài viết phối hợp hai dạng tùy bút và tường
thuật. Mạch văn chan chứa tình cảm. Khúc sông gập ghềnh ấu thơ của họ
Trần, với tôi, trước sau, vẫn là một tùy bút đẹp. Một tản văn khiến tôi nhớ
lại tôi và T., những ngày Boston.
Những dòng chữ viết về thơ ấu và, viết cho trẻ thơ Việt Nam ở Boston, cho
tôi sống lại, lần nữa, buổi tối, trung tuần tháng Sáu vừa qua. Đó là lần “trở
về mái nhà xưa” gần nhất của tôi. (Từ ngày rời xa quê hương, tôi thấy tôi có
nhiều hơn một “Mái nhà xưa” để trở về. Những “Mái nhà xưa” mang tên
Houston, Hoa Thịnh Đốn, Dallas, Austin, Atlanta, Orlando, New Orleans...
Nơi chúng tôi có nhiều bằng hữu. Những tình thân giúp đời sống tinh thần
chúng tôi trở nên giàu có. Tôi nghĩ, ở lãnh vực này, nếu tôi có tự nhận mình
là một “đại gia”, chắc cũng không phải là lời nói quá. Đó cũng là những kỷ
niệm chung của chúng tôi.
“Trở về mái nhà xưa” Boston tháng Sáu, không có T. Tôi không nhớ những
lần trước, ai là người đón tôi. Nhưng tôi nhớ rất rõ, người đón tôi và T. ở
phi trường, trong “ra mắt” Boston, lần thứ nhất là Trần Thu Miên. Và cách
đây bốn tháng, cũng là Trần Thu Miên. Một người mà cả tôi lẫn T., rất
thương mến, dù chưa một lần nói ra hay viết xuống.
Tôi nhớ, khi chuyến bay “red-eyes” (theo cách nói của Cha Nguyễn Tuấn
Linh, Linh mục chánh xứ St. Bernadette), của hãng Jet Blue thả tôi xuống
phi trường Boston, lúc 4 giờ rưỡi sáng. Tôi không nghĩ Trần Thu Miên là
bằng hữu thứ nhất tôi sẽ nhìn thấy, khi bóng tối còn chiếm “thị phần” lớn,
với cái lạnh gần zero độ căn cứ theo tin tức thời tiết, chuyến bay cung cấp