CHỈ NHỚ NGƯỜI THÔI ĐỦ HẾT ĐỜI - Trang 94

Đó là bài báo có tựa đề “Phương Đông gặp gỡ phương Tây” đăng trong tạp
chí Sức Khỏe & Đời Sống số 54, đề ngày 4 tháng 5-2002, về sự gặp gỡ giữa
họa sĩ Vance Kirkland (Hoa kỳ) và Phạm Tăng (Việt Nam), một gặp gỡ vừa
thú vị giữa hai tài năng ngoại khổ, lại vừa như một minh chứng cụ thể của
tên tuổi Phạm Tăng, đã sớm vươn xa khỏi Âu châu. Nhưng đáng chú ý nhất,
theo tôi, là ghi nhận về đóng góp độc đáo của Kirkland và Phạm Tăng cho
khuynh hướng “Nghệ thuật hiệu quả thị giác/ Op Art” - - Một hãnh diện lớn
cho Việt Nam mà, đa phần chúng ta không hay biết. Và, chính người sáng
tạo, họa sĩ Phạm Tăng cũng không hề nhắc tới trong những cuộc trò
chuyện.

Bài báo tựa đề “Phương Đông gặp gỡ phương Tây” được học giả Hữu Ngọc
chuyển ngữ và, giới thiệu, nguyên văn như sau:

Đó là tên một bài bình luận ở Mỹ gần đây giới thiệu một bức tranh của
họa sĩ Phạm Thăng, vẽ cách đây 42 năm (sáng tác ở Rôma, Ý), do cố họa sĩ
Mỹ Kirkland (1904
1981) hơn Phạm Tăng 24 tuổi mua, (rồi cho trưng
bày) trong một cuộc triển lãm do Quỹ Vance Kirkland tổ chức ở Denver
Colorado.

Bài báo nói về cuộc gặp gỡ Phạm Tăng – V. Kirkland như sau:

“Viện bảo tàng Kirkland mượn bộ sưu tập một bức tranh Việt Nam bằng
sơn mài và vỏ trứng, tác phẩm của họa sĩ bậc thầy Phạm Tăng. Đây cũng là
một bằng chứng kỳ lạ giữa phương Đông và phương Tây. Tất cả bắt đầu từ
khi Vance Kirkland và Phạm Tăng trở thành bạn của nhau từ sau cuộc triển
lãm ở Roma năm 1960. Phạm Tăng sinh sống ở Roma từ 1959 và mở triển
lãm vào năm 1969 tại Galleria Schneider, nơi Kirkland cũng có cuộc triển
lãm năm 1960. Kirkland mua một bức tranh của Phạm Tăng trong cuộc
triển lãm đó để biểu thị sự cảm phục sáng tác của bạn mình. Vào cuối
những năm 1960, cả hai họa sĩ đều sáng tác nhiều tác phẩm có những hình
ảnh được tạo nên bởi mảnh vỡ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.