Tín ngưỡng: Đúng và sai I
181
sống mê tín. Những kẻ truyền bá mê tín thường khai thác
tâm lý sợ hãi của tín chủ để lợi dụng, từ đó, tạo ra tình trạng
tiền mất tật mang. Có một số người truyền bá mê tín không
vì mục đích lợi nhuận hay lừa đảo, mà chỉ để làm cho mình
được nổi tiếng (dĩ nhiên đó chỉ là hư danh).
Việc cho vợ anh uống “liều thuốc” kiến thức về nguồn
gốc của mê tín, nguyên nhân sống còn của niềm tin sai lầm
này, các hậu quả mà người dị đoan phải gánh chịu,… sẽ góp
phần giúp cho chị ấy “tỉnh ra” vấn đề để dừng lại các thái độ
và hành động sai lầm trước khi quá muộn. Dĩ nhiên, để thành
công, anh phải hết sức khéo léo, điềm tĩnh, kiên nhẫn, tránh
gây gổ với vợ vì như thế có thể làm hỏng mọi việc.
Thần linh không hại được con người
Phật giáo không chấp nhận thần linh trong tín ngưỡng
dân gian có khả năng ban phước, giáng họa. Nhiều loại thần
thánh do con người mê tín tự tạo ra, huống hồ, thần linh lấy
đâu ra năng lực siêu nhiên để phạt kẻ này, hại kẻ nọ như thể
thế giới này không có luật pháp vậy.
Những nhân vật “siêu nhiên” nếu có cũng phải sống trong
quy luật nhân quả, làm xấu sẽ bị khổ đau như bóng không rời
hình, như âm vang không tách rời khỏi tiếng. Các thần không
phải là “cán cân” của luật pháp, do đó, nếu các thần linh ức
hiếp con người, các thần sẽ bị nhân quả nghiêm trị. Rất may
là trên thực tế con người mượn hình ảnh thần linh để hù dọa
lẫn nhau, chứ chưa có thần linh “bề trên” nào hại con người
như thế. Các tôn giáo nhất thần và đa thần thường tô vẽ ra
năng lực “hủy diệt” cho “bề trên” để dọa nạt người không mê
tín vào thần, để rồi từ nỗi sợ hãi và tuyệt vọng, chăn dắt họ
quay niềm tin vào lực lượng siêu nhiên vốn không có thật.
Trong xã hội tiến hóa của loài người, cha mẹ dù sinh ra