Tín ngưỡng: Đúng và sai I
193
sao giải hạn là hoạt động mê tín, đi ngược lại văn hóa Phật
giáo nói chung và quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
nói riêng. Rất tiếc, hiện nay, hủ tục này vẫn còn tồn tại trong một
số ngôi chùa Phật giáo, lúc đầu như một phương tiện (tiếp biến
văn hóa), về sau trở thành một trở ngại cho Phật giáo, làm cho
giới khoa học ngộ nhận rằng Phật giáo truyền bá mê tín.
Các lời đồn đại về sao xấu như “nam La (Sao La Hầu), nữ
Kế (sao Kế Đô)”, “49 chưa qua, 53 đã đến” hoặc “sao Thái
Bạch, sạch cửa nhà”,… chỉ là những lời hù dọa, khủng bố,
không có giá trị chân lý. Người mê tín, dưới tác động của thái
độ sợ hãi, đã bị niềm tin không có sự thật này gây sợ hãi, lo
âu, sầu muộn, khổ đau. Đây là một thực trạng đau lòng.
Theo quan niệm mê tín này, có 28 vì sao, tụ thành 9
chòm: La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương,
Vân Hớn, Kế Đô, Thái Âm, Mộc Đức. Các sao chia làm hai
loại, tốt và xấu. Năm bị sao xấu chiếu mạng toàn gặp việc
xui xẻo, ốm đau, thất bại, kiện tụng, thua lỗ,… Năm được
sao tốt chiếu mạng thì gặp toàn việc đại cát, ăn nên làm ra.
Để giải hạn, người mê tín thường cúng các thần sao vào đầu
năm, rồi sau đó, tiếp tục cúng hằng tháng, nhằm xin thần sao
giải ách. Những năm có nhiều khủng hoảng kinh tế, bất ổn
xã hội, thiên tai liên miên, tai nạn giao thông, bệnh tật tăng
vọt,… thì lượng người dâng sao nhiều hơn. Đang trong khổ
đau, không tìm nguyên nhân và giải pháp mà mù quáng chạy
theo mê tín, theo Đức Phật, chỉ rước họa vào bản thân. Mê
tín tạo ra sợ hãi. Sợ hãi là kẻ thù của hạnh phúc. Người mê
tín trở thành con lật đật bị các hoạt động mê tín giật dây, chi
phối. Cuộc đời do đó trở nên ảm đạm, khổ đau.
Cuối năm Âm lịch cho đến rằm tháng Giêng, những
người mê tín thường rủ nhau đến các nơi mê tín để dâng sao
(nếu năm đó gặp sao tốt) và giải hạn (nếu năm đó gặp hạn