CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH - Trang 209

Tín ngưỡng: Đúng và sai I

195

(thầy thuốc tâm linh), kinh Phổ Môn (quán chiếu cuộc đời),

kinh Phước Đức (38 cách làm phước), kinh Từ Tâm (xây dựng

hòa bình, bảo vệ sự sống, thương yêu muôn loài),…

Tốt và xấu, họa và phước, theo Phật giáo là do hành vi

(nghiệp) bao gồm tư duy, lời nói và việc làm mà ra. Triết lý

nhân quả Phật giáo thường được mô tả qua bài kệ bốn câu

sau đây: “Muốn biết nhân quá khứ, hãy xem quả hiện tại.

Muốn biết quả tương lai, hãy xem nhân hiện tại”. Nhân quả

là một tiến trình từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, theo

đó, một hành động được gieo, dưới sự tác động của duyên sẽ

trổ quả nhất định. Có nhân trổ quả hiện tiền khi gặp duyên

thuận. Có nhân lâu trổ quả do thiếu duyên. Duyên thuận thì

nhân trổ quả sớm. Duyên nghịch thì nhân bị vô hiệu hóa, nên

quả bị triệt tiêu. Nhân quả trong Phật giáo khác hoàn toàn

với thuyết định mệnh, thuyết Thần ý, thuyết ngẫu nhiên của

các tôn giáo và tín ngưỡng khác. Mọi thứ có thể thay đổi theo

hướng tích cực nếu chúng ta quyết tâm gieo nhân hạnh phúc

và tạo duyên thuận lợi.

Sẽ là một ngộ nhận nếu ai đó cho rằng cúng sao là một

tiếp biến văn hóa trong Phật giáo, hoặc như một phương tiện

độ những người mê tín vào đạo Phật. Đạo Phật chống lại mê

tín, do đó, tiếp biến văn hóa trong Phật giáo làm cho đạo Phật

gần gũi với cuộc sống hơn, chứ không thể tiếp biến mê tín dị

đoan được. Phương tiện phải đi đôi với trí tuệ, để trở thành

trí tuệ phương tiện. Phương tiện như một giàn giáo xây nhà.

Nhà xây xong mà không bỏ giàn giáo thì giàn giáo trở thành

một chướng ngại vật của ngôi nhà. Lập phương tiện xong thì

phải phá. Không tháo dỡ phương tiện sau khi đạt mục đích

là phá hoại Phật giáo bằng sự tiếp tay mê tín, dị đoan, vốn

ngược lại lời Phật dạy.

“Lợi bất cập hại” trong cúng sao là điều mà đệ tử Phật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.