Tín ngưỡng: Đúng và sai I
197
Hán ở Trung Quốc đã có tục chôn tiền thật cho người quá cố,
với hi vọng giúp người quá cố tiếp tục sống hạnh phúc dưới
cõi âm, vốn không có thật. Khi người chết được quan niệm
tiếp tục sống ở cõi âm, người Trung Quốc tin rằng ma quỷ
cần các nhu yếu phẩm như con người. Về sau, ý thức được sự
phí phạm, thân bằng quyến thuộc của người quá cố thay thế
vàng bạc thật thành các loại vàng mã, để cúng.
Tại Ai Cập cổ đại, các vị vua (Pha-ra-ông) khi tại vị, ít
lo cho dân, thích làm các Kim tự tháp nguy nga tráng lệ cho
mình, để tiếp tục sống vinh hoa sau khi chết. Trong Kim tự
tháp kim cương, ngọc ngà, châu báu được chôn theo. Khi
vua chết, các bà hoàng và cung tần mỹ nữ được vua sủng ái
thỉnh thoảng được chôn sống theo. Không đến nỗi bất nhẫn
và bất nhân như Ai Cập, người Trung Quốc đã thay thế tiền
thật thành tiền vàng mã, đồng thời làm nhà cửa, xe cộ, người
hầu, vật dụng bằng giấy vàng mã với hi vọng cung phụng
cho người quá cố dưới cõi âm.
Trung Quốc và Ai Cập có quan niệm mê tín về cõi âm
gần giống nhau. Dù Trung Quốc có tiến bộ hơn Ai Cập, hủ
tục đốt nhà cửa, xe cộ, người hầu và tiền vàng mã, theo Phật
giáo, đã phạm tội sát sinh trong tâm tưởng (do thiêu đốt người
nộm), phá phước báu của bản thân (phí phạm tài sản do mua
và đốt vàng mã), gây ô nhiễm môi trường. Hủ tục này không
thể xem là nhu cầu văn hóa. Thực chất, theo Phật giáo, đây là
tập tục mê tín lâu đời, xuất phát từ nghiệp vô minh, gây tạo
sự hoang phí, ô nhiễm môi trường, dễ dẫn đến hỏa hoạn như
cháy đền thờ, cháy rừng,…
Giá quần áo vàng mã khoảng 30.000đ - 80.000đ/bộ, gần
bằng giá quần áo thật; xe máy SH, Vespa lớn giá chênh lệch
từ 100.000đ - 300.000đ; nhà biệt thự cao tầng thì giá lên đến
hàng triệu đồng. Đồng đô la Mỹ, Canada, Úc và đồng Euro