CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH - Trang 213

Tín ngưỡng: Đúng và sai I

199

dâng cúng hoa quả và thực phẩm chay tượng trưng; không

kèn trống, không cúng tam sên, không cáo đạo lộ, không mở

cửa mả, không mong hương linh về nhà.

Trong khóa lễ cầu siêu, các tu sĩ Phật giáo sẽ hướng dẫn

phương pháp quán vô ngã, không đánh đồng thi thể là tôi, là

tự ngã của tôi, là sở hữu của tôi để người chết thanh thản và

nhẹ nhàng tái sinh theo nghiệp. Đồng thời, cũng không đánh

đồng cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức là tôi, tự ngã của

tôi và sở hữu của tôi, nhờ đó, tháo mở nhanh các chấp dính

về cảm xúc và thái độ, giúp người quá cố ra đi nhanh chóng

và nhẹ nhàng.

Vì hiểu rõ người chết không mất hẳn, không trở thành ma

quỷ dưới âm phủ, âm phủ không có thật, người chết không

ăn uống được (do không còn miệng để nhai, không còn cổ để

nuốt, không còn bao tử để tiêu hóa, không còn quá trình trao

đổi chất trong cơ thể), người Phật tử không nên đốt giấy vàng

mã dưới mọi hình thức vì làm như vậy chỉ phá hoại phước và

là một việc làm vô nghĩa.

Ta cũng không thể phủ nhận rằng đây đó vẫn còn một

số chùa Phật giáo, nhất là chùa của người Hoa, vẫn có hỏa

lò để đốt vàng mã, và rất nhiều người mê tín đến đây để

đốt vàng mã. Nhiều chùa để bảng cấm đốt vàng mã nhưng

việc đốt vàng mã vẫn diễn ra, gây ô nhiễm đến môi trường

sống của nhà chùa và dễ gây ra hỏa hoạn. Đó là do người mê

tín luôn sống với sợ hãi và tự an ủi rằng thà đốt dư thừa còn

hơn thiếu, nên các hủ tục phi Phật giáo tiếp tục tồn tại trong

một số chùa. Lý do khác là do các ngôi chùa Phật giáo chưa

quyết liệt chống lại hủ tục mê tín, trái với đạo Phật nên mới

thành ra như thế.

Trong tang lễ, các tuần thất, ngày kỵ giỗ hàng năm, Phật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.