CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH - Trang 214

200

I

CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

giáo khích lệ Phật tử tại gia nên bố thí, cúng dường, giúp

người cứu đời, vượt qua cái nghèo khó và bất hạnh. Đây là

hành động nhân bản có giá trị thiết thực. Phật dạy: “Phụng

sự chúng sinh (tức con người) là cúng dường Phật một cách

thiết thực”. Ngài không hề dạy “phụng sự ma quỷ” vì tất cả

người chết phải tái sinh theo nghiệp. Đây là việc làm, theo

Phật giáo “biến đau thương thành hành động nhân đạo, thấm

nhuần tình người”.

Phật giáo nhận thức rõ rằng trong cuộc sống có nhiều

người cơ cực, vất vả, không đủ cơm ăn áo mặc, nhiều bệnh

nhân không có tiền uống thuốc, nên thường khuyên Phật tử

tránh xa mê tín, tránh nghiệp lãng phí, cắt xén phần chi tiêu

để giúp người bất hạnh vượt qua lúc khốn khó. “Cứu một

người phúc đẳng hà sa” và “Dù xây chín bậc phù đồ (tháp)

không bằng làm phước cứu cho một người” là nếp sống văn

hóa của Phật tử.

Để giúp người dân bỏ hủ tục mê tín này, ngày 12 tháng

7 năm 2010, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định

75/2010/NĐ-CP về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính

trong hoạt động văn hóa và tín ngưỡng”, trong đó, đốt vàng

mã ở nơi công cộng sẽ bị phạt. Đạo Phật dạy uống nước

nhớ nguồn, mỗi người phải ghi nhận và đền trả bốn ơn lớn

là ơn cha mẹ, ơn thầy cô giáo, ơn tổ quốc và ơn xã hội.

Do vậy, trong mùa Vu Lan (tháng 7 Âm Lịch), lễ thanh

minh tảo mộ, các lễ giỗ kỵ hàng năm, người Phật tử được

khích lệ báo hiếu vật chất và tinh thần với cha mẹ và cửu

huyền thất tổ; không đốt vàng mã, để sự đền ân trở nên có

ý nghĩa và giá trị hơn.

Nhận diện được các tác hại nguy hiểm của mê tín dị đoan,

trong đó có việc dâng sao giải hạn và đốt vàng mã, mọi người

hãy sống với văn hóa chánh tín và chánh trí tuệ mà Đức Phật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.