198
I
CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
được vàng mã hóa. Tiền vàng mã vung vãi khắp lộ trình
di quan đến nơi an táng, như thể “lót đường” cho quan
âm phủ để ngài nhẹ tay với người chết. Lòng tham và sự
si mê của người sống về tục đốt vàng mã đã làm cho họ góp
phần làm giàu cho các nhà sản xuất vàng mã. Theo Phật giáo,
người chết không thể hưởng thụ được tài sản và vật dụng của
họ hay dành cho họ; vàng mã được đốt cháy đã trở thành tro
bụi đen dơ không còn giá trị sử dụng. Giả sử nhà vàng mã có
thể sử dụng được dưới lòng đất thì người chết có chiều cao
trung bình 1,5m đến 1,7m sẽ trở thành “tí hon vài tấc”. Thật
là buồn cười.
Theo Phật giáo Nguyên thủy, sau khi qua đời, con người
không mất đi, tiếp tục tái sinh ngay lập tức vào bào thai của
người mẹ trong tương lai. Theo Phật giáo Đại thừa, thời gian
tối đa mà người chết phải đầu thai làm một con người mới là
49 ngày. Trong kinh Tăng Chi, Đức Phật khẳng định nếu tái
sinh làm người, tại đây, phôi thai được nuôi sống thông qua cái
nhau của người mẹ; nếu tái sinh làm loài động vật (do lối sống
thú tính nặng), tại đây chủ thể tái sinh được con mẹ nuôi sống.
Không cần ăn uống từ người cúng, người chết tái sinh được
nuôi sống bởi người mẹ tương lai hoặc giống cái làm mẹ.
Ma quỷ, theo Phật giáo, chỉ là cảnh giới trung gian tạm
thời, rất ngắn, có mặt với người chết, vốn nặng chấp mắc
về tình yêu, tình thương quyến luyến, hận thù cay nghiệt
không tháo mở được, oan ức tuyệt mạng, các loại tự tử,…
Thông thường, sau vài phút, vài giờ, vài ngày (không có vài
năm, vài chục năm, vài trăm năm như dân gian đồn thổi),
ma quỷ phải tái sinh theo nghiệp đã tạo. Cả hai truyền thống
Phật giáo Nguyên thủy và Đại thừa đều cho rằng người chết
không hưởng được gì từ thực phẩm cúng kiếng của người
sống. Trong thời gian tang lễ, người Phật tử thuần thành chỉ