194
I
CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
xấu). Vì là một hoạt động mê tín, tác dụng giải tỏa tâm lý sợ
hãi của dâng sao không đáng kể. Ngược lại, “sợ” cho vận
mệnh của mình xui đã trở thành virut ám ảnh cả một năm
sau đó. Dâng sao giải hạn chỉ tiền mất tật mang. “Tiền mất”
là vì nhiều nơi cúng vẽ vời với chi phí cắt cổ vài triệu đến
vài trăm triệu. “Tật mang” là vì sống với mê tín và nỗi sợ hãi
thì không thể có hạnh phúc được; sầu bi, ưu não đeo bám ta.
Trong kinh Di Giáo
(6)
, Ngài cấm tu sĩ Phật giáo không
được dâng sao giải hạn, vì theo Đức Phật không có các sao
chi phối vận mệnh con người và thần linh, số phận con người
là do tự do ý chí, hành động, lối sống của con người định đoạt.
Giải hạn tốt nhất theo Phật giáo là chuyển nghiệp. Nghiệp
xấu mà vốn dĩ có thể tạo ra quả khổ đau, có thể chuyển hóa
được bằng cách gieo các nghiệp thiện đối lập. Ăn năn, cải
hối, tránh dữ, làm lành, từ bỏ lối sống khổ đau, chuyển hóa
tham lam, sân hận, si mê… là khởi đầu của sự làm mới về
đạo đức. Thay vì tin vào sao hạn vốn không có thật (nhưng
người tin thì có tác hại thật), mọi người không nên tiếp tay
cho hủ tục này. Tăng Ni cần sống đúng giới luật Phật dạy.
Người Phật tử không nên đến các chùa nhờ giải hạn. Xã hội
cần lên án các hủ tục này vốn là các dây tầm gửi bám trên
thân cây Bồ-đề Phật giáo.
Như đã nói, cúng sao không có trong Phật giáo, mỗi khi
có nỗi khổ niềm đau, Phật tử thuần thành thường đến chùa
tư vấn, hoặc tham dự các khóa tu, đọc tụng kinh điển, nhằm
tìm ra giải pháp. Phần lớn các chùa ở miền Nam không cúng
sao giải hạn. Chỉ có khóa lễ Cầu an, cầu cho thế giới hòa bình,
nhân dân an lạc, quốc gia phát triển. Nghi thức cúng đơn giản:
Hoa, đăng, trà, quả. Một thời kinh ngắn, thường là kinh Dược
6. Kinh lời dạy cuối cùng của Đức Phật.