Chuyển hóa tâm I
275
hợp sẽ giúp người trong cuộc thoát khỏi tình trạng “quáng
gà”. Chỉ khi nào câu chuyện “rắc rối” có liên hệ trực tiếp hay
gián tiếp đến người thân thì việc chia sẻ và cung cấp thông
tin liên hệ đến người thân là cần thiết, nhằm phối hợp giải
quyết vấn đề. Lý do Đức Phật khuyên không “mồi lửa” thị
phi vì việc làm đó không giải quyết được vấn đề gì, đang khi
về bản chất, nó chỉ làm cho đương sự bị đốt cháy bởi sự căng
thẳng, lo lắng, bực tức. Một lý do khác là không cường điệu
hóa vấn nạn, không quan trọng hóa vấn đề để đương sự nhận
diện vấn nạn đúng với bản chất thực của nó. “Nhận thức như
thật” này giúp đương sự giải quyết vấn đề đúng hướng, đúng
cách, nhanh, gọn và hiệu quả.
Sống chung với người độc đoán
Về bản chất, không nhất thiết ai “giỏi giang, thông minh”
đều là người “độc đoán, chuyên quyền”. Nhưng khi người
thông minh có tính độc đoán thì sự độc đoán này sẽ làm cho
đồng nghiệp và cấp dưới phải căng thẳng và mệt mỏi.
Nhận thức được tính cách của người độc đoán, khi một
ứng xử độc đoán được áp đặt, thì công việc mà người cấp
dưới nên làm là giữ thái độ điềm tĩnh, không thể hiện “bức
xúc”, dù cho lối sống và cách ứng xử của hai bên “va chạm
liên tục”. Một khi đã hiểu được người khác, thay vì trách cứ
họ hay liên kết để “phế truất” họ, đương sự nên tìm cách tháo
mở vấn đề trong an toàn thay vì chỉ than vãn trong bóng tối.
Sau khi nhận thức rõ sếp “không có tâm địa độc ác”, ta không
nên đem câu chuyện của chị ấy làm đề tài đàm tiếu trong
những lúc “trà dư, tửu hậu”. Tâm lý người chuyên quyền
và độc đoán là rất tự cao và dễ tự ái. Khi sếp chị nắm bắt
được thông tin về việc chị có liên hệ đến việc bị cho là “nói
xấu sếp”, dù cho đó chỉ là câu chuyện chị bị gán vào những
chuyện chị không làm, chị cũng nên khẩn khoản tìm cơ hội