276
I
CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
thích hợp để phân trần, nhưng tuyệt đối “không thanh minh,
thanh nga” theo cách “khổ quá, không nói chịu không nổi”.
Nên nhận thức rằng trên đời này bị hiểu lầm là chuyện thường
tình, chuyện ta bị người khác dựng lên theo cách “tự dựng hình
nộm” hoặc hạ nó xuống cũng là chuyện thường xuyên xảy ra.
Đức Phật thường dạy: “Không ai hoàn toàn bị chê. Không ai
hoàn toàn được khen”
(1)
. Để việc giải thích nỗi hàm oan hoặc bị
hiểu lầm một cách có kết quả, chỉ cần khôn khéo chia sẻ với sếp
trong thời điểm thích hợp, như lúc sếp vui, sếp rảnh rỗi, không
bị căng thẳng,… Vì chỉ là sự hiểu lầm, đến lúc nào đó, sếp chị
sẽ nhận ra rằng chị chỉ là nạn nhân bị sử dụng như một con rối
bởi các đồng nghiệp và người cấp dưới của sếp chị. Khi ấy, vấn
đề trở nên rõ ràng, hiểu lầm được kết thúc, tình thân không bị
sứt mẻ, quan hệ không bị đổ vỡ.
Giải quyết các hậu quả ngoài ý muốn
Theo Đức Phật, con người cần có trách nhiệm đối với
những gì mình đã tạo ra, nhất là khi nó gây ảnh hưởng tiêu
cực đến người khác. Chấp nhận và cam kết trách nhiệm xã
hội này, chị không nên phớt lờ, đào tẩu hay cường điệu hóa
nỗi đau. Càng thấy mình vô tội chị nên tin rằng việc chị có
trách nhiệm liên đới “giải quyết rắc rối” do các hậu quả của
việc hiểu lầm gây ra sẽ giúp chị thoát ra khỏi bế tắc. Lý sự và
biện luận “chuyện đúng sai” trong tình huống này hẳn không
phải là giải pháp. Khi được sếp giao phải giải quyết một “hậu
quả” nào đó (không cần bận tâm ai là tác giả) như một nhiệm
vụ được giao, đương sự cần khôn khéo tìm giải pháp thích
hợp nhất, không tổn thất cho hai bên. Trong trường hợp của
chị bị gán là người “ngồi lê đôi mách”, trong khi trên thực tế
“mình không có lỗi”, chị nên vững tin, khôn khéo giải quyết
1. Kinh Pháp Cú.