Có vài kẻ thừa dịp hỗn loạn mà chạy vào trong núi vẫn cứ bị đám thợ
săn tìm được, bắt sống.
Đến tận sau khi Ngụy quốc được thành lập, Trọng Đạt vẫn chưa quên
công lao của mình, hắn mang theo lương khô, dắt theo con trai, hăm
hăm hở hở tới đô thành, chặn trước cửa ra vào của bộ Lại như đòi nợ,
cười hì hì xem người ta tan làm, không có việc gì thì đi hỏi người gác
cổng rẳng chức quan của ai lớn, có thể cho hắn một chức quan không.
Người gác cổng chẳng qua cũng chỉ coi đó như truyện tiếu lâm, cũng
không biết Trọng Đạt nhìn qua mặt mũi bình thường lại có công lao
lớn đến vậy. Không lâu về sau, tin tức Trọng Đạt đến lấy chức quan
dần dần truyền ra. Đám quan lại cũng thấy khó xử, nếu nói không
phong chức, vậy cũng thật có lỗi với những thợ săn đã hi sinh kia,
nhưng nếu phong quan, nhìn cái bộ dạng kia có thể làm gì cơ chứ?
Chuyện này truyền đến hoàng cung, Hoàng đế khai quốc đang chuẩn
bị lập kế hoạch xây dựng Cấm Thành, cười nói: "Chuyện này dễ giải
quyết, tiền an ủi người đã hi sinh, nhân ba. Đợi Cấm Thành xây xong
thì để hắn làm Tổng quản Cấm Thành, quan tứ phẩm, cho phép hắn
được cha truyền con nối."
Một câu của Hoàng đế là lời vàng ý ngọc, tất nhiên không thể thay đổi.
Một Trọng Đạt lấy việc đi săn kiếm sống đột nhiên biến thành quan tứ
phẩm, rồi cũng vào nha môn ở, ra ngoài có ngựa cưỡi. Về phần thừa kế
chức quan thì cho tới nay vốn dĩ không có người muốn tới cái chốn chó
chẳng ăn phân (nguyên văn đấy ạ! @@!) này giành cái ghế kia với nhà
bọn họ.
Hơn nữa, cho dù ngươi muốn cướp, những cư dân trong Cấm Thành
hầu hết đều là thợ săn nông phu từ trong núi tới, bọn họ không dám
nói là trung thành và tận tâm với Trọng gia, nhưng tất cả mọi người
đều ăn cùng một bát cơm mà lớn lên, ai với ai mà không phải bạn
thân? Ai với ai mà không là tỷ muội? Thời gian lâu như vậy, Trọng gia
cũng quen coi mình là vua xứ mù ở Cấm Thành.
Những kẻ có thể thừa kế chức tổng quản Cấm Thành đều là những
nhân vật ưu tú của đời sau. Nhưng con cháu Trọng Đạt không biết có