bạn đó vươn mình lên rồi theo thói quen, cô ta làm động tác vuốt tóc,
nhưng hỡi ôi, hình như cô ta cảm thấy được. Mắt của cô bạn mở rộng, cô ta
hoảng hồn chụp lấy mái đầu của mình rồi hét toáng lên, Liên điếng người
vùng mền choàng dậy, cả bốn người kia cũng bật đèn lên luôn. Mọi người
hớt ha hớt hải hỏi cô bạn có chuyện gì, cô ta mếu máo rặn ra từng chữ:
“Coi này, tóc, tóc của tôi… ỦA??”
Mái tóc của cô ta đã kịp dài ra lại ngay kia ánh đèn được bật lên. Mọi người
thi nhau mắng cô ta ngủ mớ rồi lại lui cui tắt đèn ngủ lại. Liên thở một hơi
dài, cô bé mệt mỏi chui vào mùng, sự sợ hãi làm con người ta muốn lụi cả
đi…
Thế là ngay hôm sau, chờ cho các bạn đi hết, cô bé moi xấp giấy A4 có
chứa mớ tóc cắt được hôm qua ra đem bán. Đến hạn nộp tiền nhà, chỉ có
mỗi Liên có tiền để đưa cho bà chủ, còn chị năm ba kia vẫn chẳng có xu
nào.
Người ta bảo ăn trộm quen tay, ngủ ngày quen mắt. Bén mùi tiền, Liên bắt
đầu thấy mọi chuyện dễ dàng và ổn thỏa. Thời gian làm mòn đi tất cả, kể cả
sự hồi hộp và hoảng sợ. Liên ngày càng dạn dĩ hơn. Bao nhiêu khoản tiền
phải nộp càng thôi thúc cô bé thực hành phi vụ tiếp theo. Lần này phải làm
một mẻ thật lớn rồi thôi. Tối hôm đó, Liên dùng cây kéo cán gỗ bắt đầu cắt
trộm tóc của hầu hết tất cả mọi người. Tiếng xoèn xoẹt lạnh lẽo cứ lặng lẽ
vang lên. Hết đợt tóc này lại đến đợt tóc kia rơi xuống, bao nhiêu đợt tóc
đổi lấy bấy nhiêu đấu gạo, đấu tiền. Liên vui mừng vì không những bản
thân có thêm thời gian dư dả để học hành mà còn có cả mớ tiền cứ xủng
xoẻng trong túi. Cô bé thi thoảng còn gửi tiền về cho cha mẹ với lý do làm
thêm được rất nhiều tiền. Lại còn gởi hẳn cho mẹ một bộ tóc giả dày và đen
óng nữa chứ. Mấy người bạn cùng chỗ trọ cứ khen Liên biết làm việc, kiếm
được nhiều tiền. Họ chẳng bao giờ cảm thấy tóc trên đầu mình ít hơn vì
chiếc kéo chẳng bao giờ tỏ ra hư hại.
Cuộc sống cứ thế mà tiếp diễn, cho đến một hôm…
Hôm nay bắt đầu ngày lễ noel, mọi người trong căn nhà trọ không đi chơi