CHIẾC KHUY ĐỒNG - Trang 102

— Kiều dân ở Lét-tô-ni tên là Vích-to Sa-ru-sin...
— Người Nga à? - Ê-din-ghe hỏi có vẻ ngờ vực.
Tôi giả vờ làm bộ như bất đắc dĩ phải khai sự thực:
— Vâng, tôi xin thưa thật với ngài. Hắn chính là một trong những tên do

thám của tôi mà ngài đang cần. Hắn giữ chân liên lạc và nếu được ở gần tôi
thì sẽ làm được nhiều việc lắm.

Ê-din-ghe hấp tấp hỏi dồn:
— Giòng dõi Ăng-lê hay sao?
— Vâng, đúng như vậy. Nhưng tôi không muốn rằng...
Ê-din-ghe vui vẻ gật đầu:
— Tôi hiểu ý ông. Trong trường hợp này thì tôi rất sẵn lòng.
Hắn hứa ngay ngày mai sẽ ra lệnh cấp giấy tờ cho người lái xe của tôi

rồi hai bên chia tay nhau, rất hài lòng.

Ngày hôm sau tôi kể lại cuộc hội kiến cho An-cốp-xcai-a nghe. Ả chăm

chú theo dõi từ những chi tiết hết sức vụn vặt. Trong khi kể chuyện tôi
không quên mỉa mai bình phẩm thói khoe của, đài các rởm của hai vợ
chồng tên chánh mật thám, nhất là cái mụ béo phị ấy.

— Thật là một điển hình kiểu tư sản thối nát, xa hoa đài các rởm...
An-cốp-xcai-a liền phản đối:
— Chớ nói thế! Một chiếc chao đèn bao nhiêu tiền của!
Tôi khó chịu hỏi vặn:
— Cái chao đèn ấy có gì là lạ? Cũng như trăm ngàn cái khác, mặc dầu

bà Ê-din-ghe cứ dài môi ra mà khoe khoang.

— Anh ngốc lắm! Nó làm bằng da người kia đấy! Thứ đó người ta sản

xuất trong các trại tập trung. Vì vậy mà hiện nay ở Đức những nữ chuyên
viên nổi tiếng của các công ty mỹ nghệ đang đua nhau nghĩ ra các kiểu
chao đèn lịch sự nhất.

Tôi ngây người ra chưa tin hẳn. An-cốp-xcai-a nhắc lại:
— Phải rồi, đúng đấy. Nếu giấy thấm và chao đèn làm bằng da người có

hình xăm trên đó, thì sẽ đắt vô giá.

Lúc ấy tôi mới rợn cả người..., và cảm thấy lợm giọng khi nghĩ đến tách

cà phê đêm qua trong phòng khách hào nhoáng lộng lẫy nhà Ê-din-ghe.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.