Máy bay hạ cánh xuống phòng tuyến quân ta, chúng tôi chuyển các em
bé sang xe cứu thương để đưa về viện quân y. Em nào mặt cũng nhớn nhác
xanh xao. Một bà bác sĩ già đến bên tôi sừng sộ:
— Có phải anh đưa các em bé đến đây không?
— Đúng, chính tôi.
— Hừ, rồi xem anh có phải ra tòa không nhé. Anh săn sóc trẻ con thế
đấy à? - Nói xong bà giận dữ bỏ đi.
Tôi lôi An-cốp-xcai-a đến phòng đặc biệt, sang Bộ tư lệnh nộp tài liệu
rồi xin về nghỉ.
Hôm sau tôi được gọi đến phòng đặc biệt suốt ba ngày liền để khai báo
tội trạng của An-cốp-xcai-a. Cách một ngày nữa, tòa án quân sự mời tôi ra
để đối chứng.
Trước vành móng ngựa, An-cốp-xcai-a tự thú nhận:
— Vâng, hoạt động gián điệp chống Liên Xô là nghề của tôi.
Viên chánh án đứng lên:
— Bà hãy thuật lại hoàn cảnh quen biết giữa bà và Ma-ca-rốp. Sự quen
biết ấy đã giúp gì cho hoạt động của bà và bản thân bà.
Ả bắt đầu kể...
Lúc bấy giờ thành phố Ri-ga ở phương Tây cũng như Thượng Hải ở
phương Đông là vũ đài của mọi thứ gián điệp: "gián điệp một mặt", "gián
điệp hai mặt" và "gián điệp ba mặt". An-cốp-xcai-a thuộc loại gián điệp thứ
ba, nghĩa là ả làm thuê cho ba cơ quan do thám của ba cường quốc cùng
một lúc.
Blây không biết rõ điều đó. Là sĩ quan tình báo của nước Anh hắn chỉ
biết phục vụ cho nữ hoàng Anh. Không những hắn chỉ chuẩn bị cho cuộc
chiến tranh sắp bùng nổ mà còn nghĩ đến những hoạt động sau chiến tranh
của bọn đại tư bản, ngày nay ta thường gọi là "chiến tranh lạnh". Trong tình
hình căng thẳng hồi đó thì Hen-xen - một tên trùm gián điệp Anh cùng vợ
đến Ri-ga dưới danh nghĩa là đại thương gia Anh sang "thăm" Liên Xô.
Đúng vào cái buổi chiều tôi đã kể ở đoạn đầu cuốn sách, hắn hẹn gặp
Blây ở tiệm ăn, An-cốp-xcai-a làm liên lạc. Cơ quan do thám Mỹ hạ lệnh