CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 139

khoản vốn đầu tư lớn. Những nước này không chấp nhận thì thường bị bầy
thú này tránh xa hoặc rút hết tiền đầu tư của chúng về.
Những tổ chức kiểm định mức khả tín về tài chính như Investors Service
của Moody, Duff & Phelps Credit rating Co., và Standard & Poor s (S&P)
chính là những tay chân, là nguồn nuôi dưỡng bầy thú điện tử. Những tay
chân đó qua lại khắp trên thế giới, mở những cuộc thăm dò ở mỗi quốc gia.
Chúng sẽ lên tiếng ầm ĩ, cảnh báo cho bầy thú mỗi khi có một quốc gia cởi
bỏ chiếc áo nịt vàng (nhưng nhiều khi Moody s và S&P bị đánh lạc hướng
hoặc bị mê mẩn, không kịp báo động cho các nhà đầu tư, như trong trường
hợp Đông Nam Á vừa qua).
Quan hệ tương hỗ giữa Bầy Thú Điện Tử, các quốc gia và chiếc áo nịt vàng
chính là cốt lõi của cơ chế toàn cầu hóa hiện nay. Tôi nhận thức ra điều này
vào tháng 2 năm 1995, trước chuyến thăm của Tổng thống Clinton sang
Canada. Lúc đó tôi làm việc ở nhóm phóng viên Nhà Trắng và để chuẩn bị
viết về chuyến đi của Tổng thống, tôi tìm tòi trong số các bài báo trên tờ
Financial Times và các tờ khác xem người Canada bình luận điều gì về
Clinton, con người được mệnh danh là "Sứ giả của hy vọng". Tôi ngạc
nhiên vì không thấy họ nói nhiều đến vị Tổng thống, thay vào đó báo chí
bình luận rằng chuyến đi này được một "Sứ giả của hãng Moody;s dàn
dựng. Lúc đó, Quốc hội Canada đang bàn bạc về ngân sách nhà nước, và
một nhóm công tác của hãng Moody s đã sang thăm Ottawa và cảnh báo
Bộ Tài chính và các nhà lập pháp của nước này. Họ nói nếu Canada không
giữ được tỷ lệ thâm hụt ngân sách đối với GDP trong tiêu chuẩn quốc tế, thì
Moody s sẽ hạ mức khả tín về tài chính của Canada vốn đang là hạng cao
nhất AAA, khiến cho chính phủ và bất cứ công ty nào của Canada đều phải
chị lãi suất cao hơn mỗi khi mượn tiền từ nước ngoài. Nêu rõ về điều này,
Bộ trưởng Tài chính của Canada đưa ra một tuyên bố: "Quy mô nợ nước
ngoài của Canada so với quy mô của nền kinh tế cho thấy Canada trở nên
dễ bị tổn thương hơn trên thị trường tài chính toàn cầu. Chúng ta đang chịu
những mất mát trên phương diện toàn vẹn về kinh tế". Nhằm vào những
người dân Canada còn chưa hiểu rõ vấn đề, Bộ trưởng Tài chính Paul
Martin tuyên bố mạnh mẽ hơn: "Chúng ta đang chịu nợ ngập đến cổ rồi".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.