CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 182

Canada kể cho tôi vào năm 1997, rằng có một lần nhà băng này chuyển vài
ngàn đô-la từ chi nhánh ở Hồng Kông vào lục địa Trung Quốc, phải mất 18
ngày thì tiền mới tới vào tài khoản và được phép sử dụng. "Chúng tôi nghĩ
rằng có một nguyên nhân", viên chức này nói, khi ăn trưa với tôi ở Thượng
Hải. "Có ai đó ở Ngân hàng Trung ương chiếm giữ số tiền đó, dùng chúng
quay vòng ở thị trường chứng khoán Thượnh Hải suốt 17 ngày rồi đem trả
lại vào ngày thứ 18".
Nạn vòi tiền thể hiện ở con số hàng tỷ đô-la thu nhập từ các chương trình tư
hữu hóa tham những ở một loạt các nước Đông Âu và Nga, nơi những
nhóm nhỏ thượng lưu quan hệ chặt chẽ với giới mafia và các viên chức
chính phủ, đã vào chiếm quyền sở hữu các nhà máy quốc doanh cũ và
những nguồn tài nguyên, chi trả cho chúng dưới mức thị trường, và bỗng
chốc trở thành những tỉ phú. Giá địa ốc ở Paris, Tel Aviv đến London đều
bị kích lên do những nhân vật thượng lưu đó, hay những kẻ lừa đảo cỡ lớn
khác, lao vào mua. Họ phân tán tài sản mới chiếm giữ của họ ra khỏi đất
nước với tốc độ chóng mặt. Ở Mỹ, khi còn là một thị trường mới nổi, cũng
có những vị lãnh chúa kiểu như ở nước Nga ngày nay. Nhưng những lãnh
chúa ở Mỹ lúc đó đã chỉ đem tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán và địa
ốc trong nước. Nhưng giờ đây, nhờ có toàn cầu hóa, và khả năng di chuyển
vốn tự do, các tay trộm người Nga cũng có thể đem tiền ra khỏi biên giới
vào đầu tư vàoi thị trường chứng khóan và địa ốc của Mỹ, bòn rút, làm đất
nước của họ tiếp tục nghèo đi.
Thi thoảng, nạn vòi tiền không đơn thuần chỉ diễn ra trong việc giới thượng
lưu ăn cắp từ đất nước của họ, nó cũng tiêm nhiễm vào những người dân
thường, muốn sống yên thân ở đất nước không có tấm lưới bảo hộ an sinh.
Một lần đổi chuyến bay từ nội địa sang quốc tế ở sân bay Jakarte, tôi mang
túi ra chờ "xe buýt miễn phí trong sân bay". Khi chiếc xe này đến, chỉ có
mỗi mình tôi trên xe. Khi xuống xe, khi tôi bước qua chỗ tài xế, anh này
chặn tôi lại và nói: "Thưa ông", đoạn chỉ vào một tấm biển nhỏ viết nguệch
ngoạc rằng giá vé là 4.900 rupia (tương đương hai đô-la lúc đó). Tôi nhún
vai và đưa tiền cho anh ta.
Nạn vòi tiền xảy ra cho John Burns, Trưởng phân xã của tờ The New York

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.