CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 301

Nói cách khác, trong Chiến tranh Lạnh đã nảy sinh những lợi ích của việc
khuyến khích xung đột khu vực và biến chúng thành một phần của cuộc
cạnh tranh giữa các siêu cường và mang ý nghĩa toàn cầu. Và trong cuộc
cạnh tranh trong ván cờ không bên nào chịu để mất những ô trắng hay đen
của họ vì lo sợ sẽ mất dần ảnh hưởng ở các ô này và rốt cuộc bị đối phương
lấn át. Sự lo sợ đó được biết đến với cái tên "Học thuyết Domino."
Ngoài cuộc cờ, Chiến tranh Lạnh cũng được khắc họa bởi hình tượng một
tập séc chuyển khoản. Như đã đề cập từ trước, Chiến tranh Lạnh giúp cho
một nước đang phát triển tồn tại về kinh tế mặc dù hệ điều hành và phần
mềm của họ yếu kém. Một số nước đang phát triển đã làm ăn chậm chạp
trong một thời gian dài, vì họ có thể hút tiền từ các siêu cường thông qua
việc cam kết lòng trung thành với bên này hay bên kia trong Chiến tranh
Lạnh. Chính phủ Mỹ và Liên Xô, ở mức thấp hơn là Trung Quốc, lúc đó
sẵn sàng lấy tiền đóng thuế của dân chúng, chuyển thành những tấm séc
nhiều tiền, tặng cho nước ngoài để mua ảnh hưởng đối với những ô còn
trống trên bàn cờ. Nền ngoại giao séc chuyển khoản đó được gọi là "Viện
trợ nước ngoài." Hoa Kỳ thúc ép người đóng thuế trong nước để trả lương
cho nhóm đối lập Contras ở Nicaragua hay Mujahideen ở Afghanistan.
Liên Xô cũng làm như vậy đối với những người Sandinista ở Nicaragua.
Hoa Kỳ thúc nợ dân chúng để bao cấp cho quân đội Israel trong khi Liên
Xô gom tiền để xây dựng lại lực lượng không quân Syria sau khi Israel bắn
rơi 97 máy bay phản lực của Syria trong ngày đầu tiên của cuộc chiến Li
Băng năm 1982. Các siêu cường mua ảnh hưởng không những bằng vũ khí
mà còn bằng vật chất. Họ chuyển khoản để tài trợ những dự án làm đường,
xây đập, nhà văn hóa và hàng nhập khẩu - bất cứ thứ gì để ràng buộc một
nước thuộc Thế giới thứ ba vào với họ trong cuộc cạnh tranh toàn cầu.
Moskva và Washington viết những tấm séc mà phần lớn đã không đòi hỏi
gì về cung cách các nước đó quản lý kinh tế ra sao, vì cả Moskva và
Washington đều lo ngại rằng nếu đòi hỏi những chư hầu của họ cải tổ nhiều
quá, thì chúng sẽ nhảy sang phía bên đối phương. Vậy là những chế độ kém
hiệu lực, tham nhũng hay dễ mua chuộc như của Ferdinand Marcos ở
Philippines hay Anastasio ở Nicaragua nhận séc từ Washington, trong khi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.