CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 413

Trước hết nói về công nghệ. Vào năm 2000 cứ cho rằng phần lớn dân
chúng trên hành tinh chưa hề được gọi điện thoại, nhưng thực tế đó sẽ thay
đổi vào năm 2005, và sẽ không còn là thực tế vào năm 2010. Theo đánh giá
trong ngành viễn thông thì vào khoảng năm 2005, một tỷ những kết nối
Internet di động, chi phí thấp sẽ được lắp đặt trên khắp thế giới - thông qua
điện thoại di động, máy nhắn tin hay máy tính cầm tay. Và năm 2010 sẽ có
khoảng 3 tỷ kết nối mới được lắp đặt. Chúng ta có khoảng một tỷ gia đình
trên thế giới, những thiết bị viễn thông sẽ trở nên rẻ tiền hơn, không có lý
do gì mà đại đa số những người nghèo trên thế giới lại không được kết nối
mạng. (Một người bạn tôi trong ngành kỹ thuật đã đánh giá rằng vào năm
2010 thì khoảng 100 triệu máy nướng bánh mỳ nhỏ, sẽ được lắp Internet,
khi đó mọi công cụ điện tử đều sẽ được gắn phần mềm và nối mạng.)
Chính vì thế câu hỏi thực sự là một khi công nghệ được phổ biến rộng rãi
thì liệu chúng có góp phần xóa đói nghèo hay không khi các cuộc cách
mạng kỹ thuật trước đây đã không làm được? Khi đặt ra câu hỏi này, tôi
không có ý nói phải là kỹ thuật hay việc thiếu kỹ thuật mới là yếu tố duy
nhất để chống đói nghèo. Tạo ra môi trường ổn định chính trị, pháp luật và
kinh tế giúp tăng cường sự hăng say làm ăn, giúp cho dân chúng bắt tay
vào kinh doanh và tăng năng suất, chính là những yếu tố tiên quyết để
chống đói nghèo ở mọi nơi mọi lúc. Nhà kinh tế Amartya Kumar Sen, đoạt
giải Nobel, lập luận rõ ràng trong cuốn sách của ông Phát triển là một
quyền tự do - rằng tự do, hay khả năng một người được đưa ra những quyết
định trong cuộc sống của anh hay chị ta, không những là phương tiện hiệu
quả nhất để xây dựng một xã hội lành mạnh và phát triển, mà là một mục
đích tối hậu của con người ta. Khi bạn giao tài sản cho người nghèo, sống
trong một môi trường bất ổn về chính trị, như Liberia hay Myanma, thì
cũng chẳng lợi lộc gì. Nhưng khi trao tài sản vào tay người nghèo trong
một môi trường ổn định và tự do, thì bạn sẽ thấy nhiều kết quả. Chính vì
thế, Sen chỉ ra, chưa bao giờ nạn đói xảy ra trong một nền dân chủ, có đa
đảng và tự do báo chí, điều này áp dụng cả với Ấn Độ. "Tự do về chính trị,"
Sen nói, "cho phép những bộ phận yếu ớt nhất trong xã hội được lên tiếng
và trao cho họ quyền được đòi hỏi và tiếp nhận những sự hỗ trợ khi xảy ra

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.