CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 417

dân chúng, thậm chí những người nghèo nhất, tìm cách thoát khỏi nghèo
đói, tạo lợi ích kỹ thuật số thay cho hố ngăn cách kỹ thuật số.
Xin xem một câu chuyện của Iqbal Z. Quadir, ông chủ ngân hàng người
Mỹ gốc Bangladesh. "Đầu năm 1993," Quadir kể, "tôi được tuyển vào làm
trong một hãng đầu tư ở New York, ở đó tôi và đồng nghiệp cùng phối hợp
viết các báo cáo, lưu giữ và chia sẻ chúng trên các đĩa mềm máy tính, lắt
nhắt. Sau đó khi các máy tính của chúng tôi được nối vào một mạng nội bộ,
giảm được việc phải trao đổi các đĩa mềm, chúng tôi đã viết báo cáo nhanh
hơn, làm việc sáng tạo hơn và đầy hứng thú. Điều đó khiến tôi nhớ lại kỷ
niệm của tôi trong một ngôi làng ở nông thôn bangladesh trong thời gian
chiến tranh giành độc lập của nước này, năm 1971. Chiến tranh nổ ra đầu
tiên ở đô thị, khiến gia đình tôi tản cư vào một vùng quê hẻo lánh. Cả vùng
đó không có công nghệ hiện đại, ngoại trừ hai chiếc phà máy dùng để chở
khách và hàng hóa giữa hai thị trấn, nó dừng bến làng tôi. Trong nhiều
tháng, chiến tranh khiến cho dịch vụ chuyên chở bị đình đốn. Khi dịch vụ
trở lại thì nó đã khiến cuộc sống vùng tôi thay đổi tích cực. Nông dân và
ngư dân bán sản phẩm của họ với giá cao hơn, hàng hóa đa dạng hơn. Sự
cải thiện lên đến mức tôi có thể thấy tận mắt, dù cho lúc đó chỉ mới 13 tuổi.
Thêm nữa, trong thời gian đó tôi phải đi bộ rất nhiều giữa hai ngôi làng.
Cha mẹ nói tôi đi bộ 10 km sang làng bên để nhận ít thuốc men từ một
dược sĩ ở đó. Nhưng sau khi đi hết buổi sáng, đến nơi, tôi mới biết là ông
dược sĩ đó đã vào thành phố để mua thêm thuốc. Và thế là mất cả buổi
chiều tôi đi bộ quay lại làng của mình. Sau đó nhờ có phà nối hai làng mà
đỡ phải đi bộ. Khi máy tính trong sở của tôi được nối mạng vào năm 1993,
tôi nhớ lại những năm tháng bị phí hoài thời 1971, và thấy nảy sinh một
thực tế. Kết nối chính là điều sẽ tăng năng suất, dù đó là chuyển xảy ra
trong một văn phòng hiện đại hay trong một ngôi làng nghèo túng; kết nối
sẽ tăng tiềm năng; không kết nối sẽ gây tê liệt và thui chột tiềm năng."
"Nếu kết nối đồng nghĩa với năng suất," Quadir nhớ lại. "thì nó cũng là một
vũ khí chống nghèo đói. Nhưng dân Bangladesh của tôi năm 1993 đã làm
gì để chống nghèo đói? Qua nghiên cứu, tôi thấy Bangladesh đã qua những
bước phát triển mà ít cần đến điện thoại, tôi không hiểu được sức người bị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.