CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 439

rưởi của Mỹ. Nó áp đặt cuộc Cách mạng Mỹ và cây xăng theo lối Mỹ.
Không phải ai cũng thích cây xăng của Mỹ và những điều nó tượng trưng,
và bạn hiểu rõ lý do vì sao. Thể hiện trong những cây xăng Tây Âu, Nhật
Bản v.v... là những giao kèo xã hội rất khác của Mỹ, và những cách nhìn
nhận rất khác nhau về cung cách hoạt động của thị trường, cũng như
phương pháp kiểm soát thị trường. Người châu Âu và Nhật Bản tin vào
việc nhà nước có quyền kiểm soát dân chúng và thị trường, trong khi người
Mỹ thì tin rằng hãy để dân chúng nắm quyền và trả tự do cho thị trường tới
mức nhất định, để cả hai tự phân định ra kẻ thắng người thua.
Do những người Nhật, Tây Âu v.v.. không cảm thấy thoải mái trong các thị
trường hoàn toàn tự do, với những lợi nhuận và trừng phạt sinh ra trong thị
trường này, nên những cây xăng của họ được thiết kế để thể hiện những
tấm đệm giữa những sự bất bình đẳng và để phân chia đồng đều các lợi
nhuận. Các cây xăng cũng thể hiện truyền thống và giá trị riêng của những
cộng đồng của họ. Người Tây Âu thể hiện bằng cách cắt giảm số nhân
công, tuyển ít người đi nhưng trả lương cao hơn, thu nhiều thuế hơn, để có
thể hỗ trợ cho giới thất nghiệp và làm từ thiện. Người Nhật Bản thể hiện
điều đó bằng cách trả lương cho nhân viên ít đi nhưng đảm bảo biên chế
cho họ suốt đời, rồi bảo hộ những công việc và phúc lợi thuộc về biên chế
đó bằng cách hạn chế các đối thủ cạnh tranh người nước ngoài vào thị
trường Nhật Bản. Ngược lại cây xăng của người Mỹ là một nơi thuận tiện
cho xe ra vào: khách hàng là thượng đế; cây xăng không phải là nơi bảo tồn
các giá trị xã hội; trách nhiệm ở đó là cung cấp xăng với giá thấp nhất. Nếu
có thể cho phép không có nhân viên phục vụ ở đó thì càng tốt. Thị trường
linh hoạt có thể cho phép dân chúng tìm việc nơi khác. Bạn nói rằng như
thế lạnh lùng quá? Cũng có thể. Nhưng dù muốn hay không muốn thì đó sẽ
là mô hình mà toàn thế giới đang ngày càng bị buộc phải dùng.
Hoa Kỳ bị mọi người chỉ trích về điều đó vì, trong nhiều phương diện, toàn
cầu hóa chính là Hoa Kỳ - hay ít nhất, đó là cách hiểu của dân chúng ở
nhiều nơi trên thế giới. Ba cuộc dân chủ hóa phần lớn trưởng thành ở Mỹ.
Chiếc áo nịt nạm vàng đã được dệt ở Mỹ và Anh. Bầy Thú Điện Tử do
những con bò một phố Wall dẫn đầu. Lực lượng đang gây sức ép khiến các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.