lớn lao của nhân loại - mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn - và những
công nghệ hùng mạnh hội nhập chúng ta ngày đêm, dẫu cho chúng ta có ưa
thích thế hay không. Trên lý thuyết thì những hoài bão và những công nghệ
đó có thể bị dẹp bỏ, nhưng làm như thế ta sẽ phải xây tường rào cao hơn và
vững chãi hơn, như vậy ta sẽ phải trả giá đắt cho sự phát triển của xã hội.
Tôi không nghĩ điều đó sẽ xảy ra những đó là điều có khả năng xảy ra. Có
khả năng rằng nếu toàn cầu hóa trở nên hỗn loạn, làm phưong hại không
những đến thiểu số mà cả đa số dân chúng các nước lớn, thì khi đó toàn cầu
hóa sẽ bị dẹp bỏ.
Vì sao có khả năng như vậy? Vì ngày nay đe dọa lớn nhất nhằm vào toàn
cầu hóa chính bắt nguồn từ bản thân nó. Hệ thống này cũng mang trong
mình những tiềm năng để tự phá hủy bản thân. Nó mang trong mình những
nhân tố và đặc tính mà nếu chúng hoành hành thì toàn cầu hóa sẽ trở nên
hung dữ, khiến cho số đông dân chúng ở các nước sẽ cảm thấy bị bất lực -
họ sẽ chống lại hoặc xây tường rào để xa lánh toàn cầu hóa. Sau đây là
những nguyên nhân tình trạng đó có thể xảy ra.
Gian khổ quá
Khi sang Bangkok vào năm 1997,thời điểm hỗn loạn của kinh tế Thái Lan,
tôi đã hỏi chuyện một nhà ngoại giao người Mỹ về hậu quả của khủng
hoảng đối với đất nước này ra sao. Chúng tôi bàn luận về những gì Thái
Lan sẽ phải sớm thực hiện để có thể nâng cấp hệ điều hành và những phần
mềm để họ có thể sớm quay lại hội nhập với toàn cầu hóa. Nhà ngoại giao
này đưa ra một bản liệt kê. Khi ông ta nói xong, tôi nhận xét: "Ông có biết
không, chúng ta muốn Thái Lan trong 20 năm phải thực hiện những điều
mà nước Mỹ mất 200 mới hoàn thành."
"Không, không," ông ta lắc đầu, nói với tôi. Tôi nhận xét sai. Ông ta nói:
"Chúng ta không muốn họ phải thực hiện những điều đó trong 20 năm...
Chúng ta muốn họ thực hiện những điều đó trong một năm!"
Điều hiển nhiên trong toàn cầu hóa ngày nay là sức mạnh và vị thế của một
đất nước tùy thuộc một phần vào chức năng phát triển một hệ điều hành và
những phần mềm định hướng cho tăng trưởng. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi
quá trình phát triển những cơ chế tự do hóa thị trường và mặc chiếc áo nịt