CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 493

vì họ không thể nào kiểm soát được Internet. Nhưng chính phủ có thể tạo
điều kiện cho dân chúng xây dựng những hệ thống lọc lựa và bảo vệ trên
Internet. "Giả sử chính phủ nói thông tin cá nhân chính là tài sản của cá
nhân bạn và nếu ai đó muốn dùng thông tin đó thì họ chỉ có cách là đàm
phán với bản thân bạn," ông ta nói. "Điều đó tạo điều kiện cho các nhà thiết
kế trang web đứng ra giúp chúng ta đàm phán về các thông tin cá nhân của
chúng ta - những gì chúng ta muốn cho không, muốn bán hay muốn giữ
kín."
Quyền bảo vệ đời tư là giá trị cốt lõi của Hiến pháp. Liệu có phải chúng ta
đang bước sang kỷ nguyên mà quyền cá nhân chỉ được tôn trọng trên mặt
đất, trong khi có thể bị vi phạm trong không gian điện toán? Chánh án
Louis Brandeis thường nói về sự cần thiết phải bảo vệ "quyền của con
người trong cõi riêng tư." Nhưng khi Internet trở thành trung tâm của
những hoạt động liên lạc, giáo dục và làm ăn, nó làm nảy sinh một vấn đề
sâu sắc hơn: không chỉ quyền của cõi riêng tư mà là quyền ẩn thân - tránh
được chuyện bất cứ cử động gì của bạn cũng bị ghi lại vào những máy tính
ở đâu đó và thông tin đó được bán với giá cỡ 39 đô-la. Đó là chốn chúng ta
đang đến, vì hiện nay tiến độ trong đó thông tin cá nhân của chúng ta đang
được tập trung trong các kho của chính phủ và giới kinh doanh - đang tăng
nhanh đến mức chóng mặt. "Tiến bộ trong điện toán cho ra một hiệu quả
đúp," Báo The Economist (1/5/1999) cho biết, "không những nó cho phép
thu thập những thông tin mà thời trước không thu thập được, mà nó khiến
cho việc lưu giữ, phân tích và truy cập trở nên dễ dàng hơn - một điều mà
cho mãi đến gần đây không ai làm nổi. Và khi máy tính trở nên nhỏ bé hơn,
chạy nhanh hơn, rẻ tiền hơn và nối mạng rộng rãi hơn thì chúng trở thành
những tay thám tử mạnh mẽ hơn. Nếu hiến pháp không quản lý nổi
Internet, nếu dân chúng coi toàn cầu hóa là sự xâm phạm vào đời tư của
người ta hơn là trang bị cho người ta tiến ra thế giới, nếu họ cảm thấy
Internet lang thang vào bản thân họ hơn là họ lang thang trên Internet..., thì
họ sẽ lại đi dựng tường và rào cản.
Quá bất công đối với quá nhiều người
Julia Preston, phóng viên thường trú báo The New York Times ở Mexico

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.