CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 85

minh thư để có thể được kiểm tra mức khả tín, ký một hợp đồng và trong
vòng một tiếng đồng hồ, bạn có thể được vay tiền. Dân chủ hóa tài chính là
như thế đấy.
DÂN CHỦ HÓA THÔNG TIN
John Burns là Trưởng phân xã tờ The New York Times tại New Delhi cuối
những n8am 90. Tôi tình cờ đến thăm anh vào mùa hè năm 1998, lúc đó là
trong thời gian World Cup, và Burns lúc nào cũng dán mắt vào màn hình
TV xem đá bóng. Một buổi sáng Burns kể cho tôi câu chuyện này: "Chúng
tôi cho lắp 4 ăng ten chảo trên nóc nhà, chi phí tờ Times phải chịu lên đến
hàng ngàn đô-la mỗi năm. Cứ như là chúng tôi có trạm viễn thông chuyên
dụng vậy. Thế nhưng tôi thật chán vì ngay cả khi có tới bốn "chảo" mà
không thể bắt được kênh truyền hình Ấn Độ đang tường thuật World Cup.
Hình như có điều gì đó liên quan tới thời tiết làm nhiễu sóng hay là vị trí
ăng ten; người kỹ thuật viên làm chuyện đó thỉnh thoảng mới vác xác đến.
Tôi đem chuyện này phàn nàn trong một bữa ăn sáng và Abdul Toheed, đầu
bếp 71 tuổi, con người thời trẻ đã làm thợ đánh giày trong quân đội Anh tại
Ấn Độ, nói với tôi: "Không hiểu anh phàn nàn về chuyện gì. Tôi dò được
tất cả các kênh trên TV của tôi. Anh phí không biết bao nhiêu tiền vào mấy
cái ăng ten vệ tinh của các anh. Đến chỗ tôi đi!" Ông ta và bà vợ sống ở nếp
nhà nhỏ phía sau ngôi nhà của tôi. Thế là tôi sang, và thấy vợ ông đang
nghe đài BBC. Tôi hỏi ông ta: "Bà đang làm gì vậy? Bà ấy có nói được
tiếng Anh đâu". Ông đáp: "Bà đang học". Rồi ông ta đưa cho tôi cái điều
khiển từ xa. Tôi sửng sốt khi dò từ kênh thứ nhất tới kên 27. Ông ta có
chương trình đến từ Trung Quốc, Pakistan, Australia, Ý, Pháp - toàn bộ như
vậy mà ông chỉ phải trả 150 rupee một tháng (3.75 đô-la). Trong khi đó, với
4 ăng ten chảo, tôi chỉ được có 14 kênh. Đầu bếp của tôi đã nhờ một người
bạn, buôn bán một hệ thống phát lậu truyền hình cáp quang, mắc một
đường dây vào đằng sau nhà, một hành động phi pháp. Nhưng nó giúp ông
tiếp xúc với hình ảnh của cả thế giới và vợ ông được học tiếng Anh, trong
khi tôi vẫn tiếp tục phải vật lộn dò tìm kênh truyền hình Ấn Độ".
Câu chuyện của Burns minh họa sự thay đổi thứ ba khiến nảy sinh toàn cầu
hóa - sự thay đổi trong cung cách ta quan sát thế giới. Tôi gọi đó là quá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.