CHIẾC NÚT ÁO CỦA NAPOLEON - 17 PHÂN TỬ THAY ĐỔI LỊCH SỬ - Trang 124

lụa tơ tằm, cho dù không phải là tất cả. Dù mềm mại và lấp lánh, nhưng
đáng tiếc là nó lại rất dễ cháy - một tính chất không mong muốn đối với
một loại vải. Các sợi lụa Chardonnet được kéo ra từ dung dịch
nitrocellulose, và như ta đã thấy, phiên bản nitrate của cellulose rất dễ cháy
thậm chí gây nổ, phụ thuộc vào mức độ nitrate hóa của phân tử.

Một phần của phân tử cellulose. Các mũi tên ở đơn vị glucose nằm giữa

thể hiện các nhóm OH có thể được nitrate hóa trên mỗi đơn vị glucose dọc

theo chuỗi cellulose.

Chardonnet được cấp bằng sáng chế cho quy trình của mình vào năm

1885 và bắt đầu sản xuất lụa Chardonnet vào năm 1891. Nhưng tính dễ
cháy của loại lụa này đã trở thành nhược điểm trí mạng khiến nó không
phát triển được. Trong một tai nạn, một quý ông vô tình làm rơi tàn điếu xì
gà của mình vào chiếc váy làm từ lụa Chardonnet của người bạn nhảy. Bộ
váy lập tức bị thiêu rụi trong những ánh lửa lóe sáng và một làn khói trắng;
số phận của quý bà này đã không được ghi chép lại. Mặc dù do tai nạn này
và một số thảm họa khác đã khiến các nhà máy của Chardonnet phải đóng
cửa, nhưng ông đã không từ bỏ loại lụa nhân tạo của mình. Năm 1895, ông
sử dụng một quy trình hơi khác biệt so với quy trình ban đầu, liên quan đến
một hợp chất khử nitrate, để tạo ra một loại lụa nhân tạo an toàn hơn nhiều
từ cellulose, với khả năng cháy chỉ tương đương vải bông thông thường.

Một phương pháp khác được Charles Cross và Edward Bevan phát minh

vào năm 1901 tại Anh, tạo thành một dung dịch gọi là viscose vì có độ nhớt
rất lớn (viscosity). Khi viscose dạng lỏng được ép qua những lỗ nhỏ của đĩa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.