Dù thực tế là thuốc gây mê đã được áp dụng từ cuối năm 1864, hầu hết
các bệnh nhân chỉ đồng ý phẫu thuật nếu đó là biện pháp cuối cùng. Các
vết mổ luôn luôn nhiễm trùng; vì vậy, các bác sĩ phẫu thuật sẽ phải đảm bảo
đường khâu vết mổ kéo dài và hướng xuống dưới để mủ có thể chảy khỏi
vết thương. Và khi điều này xảy ra, nó được coi là một dấu hiệu tích cực,
thể hiện khả năng sự nhiễm trùng đã được khu trú tại vết mổ chứ không di
căn vào các phần khác của cơ thể.
Dĩ nhiên, hiện nay chúng ta đã biết tại sao những “bệnh trong bệnh viện”
lại trở nên quá phổ biến và có nguy cơ gây tử vong cao đến vậy. Thực ra
đây là một nhóm các bệnh do vi khuẩn gây ra; các vi khuẩn này dễ dàng
truyền từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác, hoặc từ chính bác sĩ điều trị
sang cho một nhóm bệnh nhân dưới điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Khi
các chứng bệnh này lan tràn khắp nơi trong bệnh viện, bác sĩ thường sẽ tạm
thời đóng cửa phòng phẫu thuật, chuyển các bệnh nhân sang nơi khác, và
sau đó xông khói cả phòng với nến lưu huỳnh, tẩy rửa sạch sẽ các bức
tường và sàn phòng. Các biện pháp này có thể tạm thời kiểm soát được sự
nhiễm khuẩn trong một khoảng thời gian, cho đến khi một đợt nhiễm khuẩn
khác đột phát trở lại.
Một số bác sĩ phẫu thuật nhấn mạnh việc duy trì nghiêm ngặt điều kiện
vệ sinh sạch sẽ, điều này đòi hỏi một lượng lớn nước đun sôi để nguội.
Những bác sĩ khác cổ xúy cho lý thuyết chướng khí, lý thuyết này cho rằng
một loại khí độc tạo thành từ cống rãnh và hầm nước thải lan truyền vào
không khí, và khi một bệnh nhân bị nhiễm, khí độc này sẽ phát tán vào
không khí đến các bệnh nhân khác. Vào thời kỳ này, lý thuyết chướng khí
dường như là một giải thích rất hợp lý. Mùi hôi thối từ cống rãnh cũng khó
chịu như mùi thịt hoại tử tại các phòng phẫu thuật, và điều này cũng có thể
giải thích cho việc những bệnh nhân điều trị tại nhà thường không bị nhiễm
khuẩn như khi điều trị tại bệnh viện. Nhiều phương thuốc khác nhau đã
được đưa ra để chữa trị chướng khí như tinh dầu bách lý hương, salicylic
acid, khí CO
₂, rượu đắng (bitters), thuốc đắp làm từ cà rốt sống, kẽm
sulfate và boracic acid. Thỉnh thoảng các loại thuốc kể trên cũng đạt được