CHIẾC NÚT ÁO CỦA NAPOLEON - 17 PHÂN TỬ THAY ĐỔI LỊCH SỬ - Trang 134

kỳ này, gãy xương hở là một chấn thương vô cùng nghiêm trọng. Một vết
gãy đơn giản có thể xử lý mà không cần đến phẫu thuật xâm lấn, nhưng
trường hợp gãy xương hở, khi những cạnh sắc của xương đã đâm thủng da,
thì chắc chắn vùng gãy sẽ bị nhiễm trùng cho dù bác sĩ phẫu thuật có
chuyên môn về xương giỏi đến thế nào chăng nữa. Thông thường, bệnh
nhân sẽ bị cắt cụt, và khả năng tử vong rất cao do không thể kiểm soát được
vấn đề nhiễm trùng vết cắt.

Lister cẩn thận làm sạch chỗ xương gãy và vùng xung quanh với băng

vải thấm dung dịch carbolic acid. Tiếp đó, ông chuẩn bị băng gạc cho vết
thương sau khi phẫu thuật gồm nhiều lớp vải lanh thấm đầy dung dịch
carbolic acid với phần bao bằng các tấm thiếc kim loại nhằm ngăn chặn tối
đa sự bay hơi của carbolic acid. Sau khi mổ xong, tấm băng được buộc cẩn
thận lên vết thương. Chẳng bao lâu, vết thương đóng vảy và nhanh chóng
lành lặn, đồng thời không có bất cứ một sự nhiễm trùng nào xảy ra.

Nhiều bệnh nhân khác cũng vượt qua được sự nhiễm trùng từ các bệnh

bệnh viện, nhưng cậu bé kể trên là trường hợp đầu tiên nhiễm trùng đã bị
ngăn xảy ra, chứ không chỉ là bị dập tắt. Lister đã dùng phương pháp trên
để điều trị tất cả các ca gãy xương hở tiếp theo, với kết quả điều trị rất tích
cực, điều này đã khiến ông tin vào hiệu quả của dung dịch carbolic acid.
Đến tháng 8 năm 1867, Lister đã sử dụng carbolic acid làm chất sát trùng
cho tất cả các bước trong quy trình phẫu thuật, chứ không chỉ làm tấm băng
hậu phẫu, ông tiếp tục cải thiện kỹ thuật sát trùng trong mười năm tiếp
theo, và từ từ thuyết phục được các bác sĩ phẫu thuật khác về phương pháp
của mình, rất nhiều trong số đó vẫn không chấp nhận lý thuyết vi khuẩn,
với suy nghĩ “nếu bạn không thể nhìn thấy nó, thì nó không tồn tại”.

Hắc ín, loại nguyên liệu mà từ đó Lister thu được dung dịch carbolic

acid, đã có sẵn như một phế phẩm từ quá trình đốt cháy các đèn khí thắp
sáng đường phố và nhà dân vào thế kỷ 19. Năm 1814, công ty Chiếu sáng
và Sưởi ấm Quốc gia đã lắp đặt hệ thống đèn khí chiếu sáng đường bộ đầu
tiên tại Westminster, London, và sau đó dần được sử dụng rộng rãi tại các
thành phố khác. Khí than được tạo thành khi nung nóng than ở nhiệt độ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.