tay của bác sĩ phẫu thuật, và nó cũng được phun sương lên các đường mổ
trong suốt ca phẫu thuật.
Mặc dù phương pháp điều trị bằng carbolic acid có hiệu quả rất tốt, được
chứng minh qua tỷ lệ hồi phục của các bệnh nhân, Lister vẫn chưa thấy
thỏa mãn, ông muốn đạt được trạng thái hoàn toàn vô trùng trong suốt quá
trình phẫu thuật, ông cho rằng mọi hạt bụi trong không khí đều có chứa vi
khuẩn, và trong nỗ lực ngăn chặn những vi khuẩn không khí này gây nhiễm
khuẩn cho các ca mổ, ông đã tạo ra một chiếc máy, liên tục phun sương
dung dịch carbolic acid vào không khí, qua đó làm ướt cả khu vực mổ. Vi
khuẩn trong không khí thực ra chỉ là một vấn đề nhỏ hơn nhiều so với giả
định của Lister, vấn đề chính là các vi sinh vật bám trên quần áo, tóc, da,
miệng, mũi của các bác sĩ phẫu thuật, các bác sĩ khác và các sinh viên y
khoa tham gia hỗ trợ hoặc kiến tập trong các cuộc mổ mà không dùng bất
kỳ biện pháp khử trùng nào. Ngày nay, các phòng mổ hiện đại với mặt nạ
vô trùng, trang phục mổ, mũ trùm tóc, các tấm drap che và găng tay cao su
đã giải quyết triệt để vấn đề này.
Máy phun sương carbolic của Lister đã ngăn chặn được sự xâm nhiễm
của các vi sinh vật, nhưng nó cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến các bác sĩ
phẫu thuật và các thành viên khác trong ca mổ. Phenol là một chất độc, và
ngay cả khi pha loãng, nó vẫn khiến da mất màu, nứt nẻ và mất cảm giác.
Hít hạt sương phenol vào cũng gây nên các bệnh tật: một số bác sĩ phẫu
thuật từ chối làm việc nếu máy phun sương đang được sử dụng. Dù vẫn có
những nhược điểm, kỹ thuật phẫu thuật vô trùng của Lister vẫn vô cùng
hiệu quả và các kết quả tích cực quá rõ ràng của phương pháp này đã khiến
nó trở thành kỹ thuật mổ phổ biến trên toàn thế giới kể từ năm 1878. Hiện
nay, phenol ít được dùng làm chất khử trùng; những tác động gây hại cho
da và độc tính của phenol đã khiến nó trở nên ít hữu dụng hơn các chất khử
trùng mới được phát triển sau này.
Phenol đa diện